Một bí mật quan trọng giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi thực sự ấn tượng. Là một cú hích tuyệt vời để gây kích thích, tò mò cho bất cứ khách hàng nào vào website mà chưa để lại thông tin hay mua hàng của bạn. Đó chính là retargeting ads.

Vậy retargeting là gì? Nó có vai trò ra sao và hoạt động thế nào?

Trong bài viết này toctoc.vn sẽ hé lộ với bạn ngay nhé.

Retargeting là gì?

Retargeting Là Gì?
Retargeting Là Gì?

Retargeting là tiếp thị lại mục tiêu, hay có thể gọi là nhắm lại mục tiêu bằng cách sử dụng quảng cáo để đeo bám theo người dùng khi họ có những hoạt động trên internet. Nó cũng có cái tên thuộc khác là retargeting ads.

Retargeting cho phép bạn nhắm mục tiêu và hiển thị quảng cáo đối với những người đã có hành vi truy cập vào website, trang đích landing page của bạn.

Thú vị nhất là Remarketing có thể hiển thị trên các mạng lưới đối tác của các bên thứ ba như Google, Facebook… Nên khi người dùng có bất cứ hoạt động nào thì hầu hết đều có thể bắt gặp quảng cáo remarketing.

Lợi ích của Retargeting

Lợi ích Của Retargeting là gì
Lợi ích Của Retargeting là gì

Retargeting giúp xóa bỏ những lỗ hổng và những hạn chế khả năng tiếp cận khách hàng, nó có thể làm thay đổi bộ mặt của cả chiến lược marketing tổng thể một cách mạnh mẽ.

Dưới đây là một số lợi ích từ retargeting ads.

Tăng hiệu quả quảng cáo

Khách hàng rất dễ “quên” vì thế retargeting là công cụ hoàn hảo để nhắc nhớ liên tục. Từ đó tăng sự hiện diện của thương hiệu, sản phẩm qua các mẫu quảng cáo tới người dùng đã từng truy cập vào website.

Cách này có thể kích thích lại nhu cầu mua hàng của họ. Giúp hiệu quả quảng cáo được tăng lên.

Tăng nhận diện thương hiệu

Retargeting giúp quảng cáo hiển thị liên tục đến khách hàng nên tăng độ nhận diện thương hiệu lên cao. Ngoài ra, khi hiển thị nhiều lần sẽ giúp tăng độ uy tín và nhớ thương từ khách hàng.

Tiết kiệm chi phí quảng cáo

Retargeting nhắm vào tệp khách đã có tương tác với bạn, nên sẽ có nhu cầu từ trước. Tập trung vào tệp khách có nhu cầu đem lại hiệu quả cao hơn khi chạy quảng cáo có độ phủ lớn.

Giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi cao hơn và tiết kiệm chi phí hơn.

Tăng trải nghiệm khách hàng

Bằng cách cung cấp liên tục các thông điệp quảng cáo có chứa thông tin sản phẩm đã trực tiếp làm tăng trải nghiệm của khách hàng. Khách hàng biết rõ hơn về sản phẩm. Được tiếp cận liên tục một cách có chủ đích với thông điệp truyền thông.

Các hình thức Retargeting là gì

Các hình thức Retargeting là gì
Các hình thức Retargeting là gì

Site Retargeting

Đây là hình thức nhắm mục tiêu quảng cáo vào những người đã vào website nhưng chưa có hành động chuyển đổi cụ thể. Cách này giúp bám đuổi họ tới khi nào họ vào lại website và chuyển đổi.

Dynamic Retargeting

Đây là dạng quảng cáo tự đông thiết lập được nâng cấp tốt hơn so với Site Retargeting. Dynamic Retargeting còn cung cấp các quảng cáo có liên quan đến những sản phẩm tương tự với sản phẩm mà trước đó khách hàng đã truy cập, xem trên website.

Ví dụ: Bạn nhấp vào xem sản phẩm bó gối đánh bóng, sau đó sẽ thấy được quảng cáo về bó tay, lót tay đánh bóng…

Email Retargeting

Đây là hình thức tiếp cận quảng cáo lại với những ai đã mở Email của bạn. Cách này được nhiều doanh nghiệp, nhãn hàng sử dụng vì độ hiệu quả khá tốt. Tuy nhiên tùy vào từng tệp đối tượng mà bạn nên cân nhắc sử dụng. Vì đa số khách hàng chưa có thói quen mở lại Email.

CRM Retargeting

CRM là một hệ thống quản lý thông tin và chăm sóc khách hàng, dựa vào các thông tin sẵn có này bạn có thể chạy retargeting tới khách hàng cũ và cả khách hàng tiềm năng.

Search Retargeting

Đây cũng là một dạng của site retargeting nhưng áp dụng cho các kênh mạng xã hội như Facebook, TikTok vv… Về nguyên lý vẫn là tiếp cận lại những người đã truy cập vào website, trang đích của bạn. Nó tiếp cận lại những khách hàng đã tương tác trên nền tảng và các đối tác của nền tảng.

Tham khảo:

Quảng cáo Google ads là gì ? Tại sao bạn nên chạy ads với Google

Tổng Hợp Các Công Cụ Marketing Miễn Phí Cho Người Làm MMO

Video Marketing là gì? Cách khai thác lợi ích mà xu hướng này mang lại

Retargeting ads hoạt động như thế nào?

Retargeting Ads Hoạt động Như Thế Nào
Retargeting Ads Hoạt động Như Thế Nào

Mỗi khi người dùng, người xem truy cập vào trang web, tương tác với nội dung, sản phẩm thì những hành động này sẽ được lưu vào cookies, pixel hoặc mã theo dõi.

Mục đích là để tạo thành một danh sách đối tượng mục tiêu có chung hành vi. Sau đó những quảng cáo retargeting ads sẽ được hiển thị tới chính xác tệp này trên trang web hoặc các nền tảng khác.

Mục tiêu của quảng cáo retargeting là tiếp cận lại và khơi gợi nhu cầu của người dùng và thúc đẩy họ hoàn thành hành động chuyển đổi cụ thể (để lại thông tin, mua hàng, gọi điện, đặt hàng vv…)

Chính vì tiếp cận chính xác tới những khách hàng tiềm năng, những người có nhu cầu đã tương tác trước đó nên tỷ lệ chuyển đổi sẽ cao hơn, chi phí thấp hơn và tăng nhận diện thương hiệu.

Khi nào nên chạy Retargeting ads?

Khi Nào Nên Chạy Retargeting Ads
Khi Nào Nên Chạy Retargeting Ads

Retargeting ads là một công cụ tuyệt vời để tiếp cận lại và tăng chuyển đổi. Mặc dù vậy nó lại không đảm bảo kéo về lượng traffic lớn. Nên kết hợp retargeting ads với các các chạy quảng cáo thu hút lưu lượng truy cập (content marketing, Adword, Facebook ads, TikTok ads…).

Và bạn có thể áp dụng nó trong các trường hợp cụ thể dưới đây.

Tăng tỷ lệ mua hàng

Khi người xem đã vào web nhưng chưa mua hàng bạn có thể dùng retarteting ads để tiếp cận lại họ. Cung cấp thêm những thông tin thuyết phục, thúc đẩy họ thực hiện lại hành vi mua hàng.

Thúc đẩy nhận diện thương hiệu

Vì cơ chế tiếp cận chính xác tệp người dùng đã tương tác nên bạn có thể chạy các chiến dịch tăng nhận thức về thương hiệu. Liên tục hiển thị quảng cáo đến tệp mục tiêu khiến họ phải quan tâm và nhớ đến thương hiệu.

Chiến dịch bán sản phẩm giá cao

Với những sản phẩm giá cao khách hàng có thể chưa mua ngay. Lúc này retargeting sẽ giúp họ không bị “quên” sản phẩm, duy trì sự quan tâm, tăng thêm thuyết phục để hướng khách hàng chuyển đổi.

Xây dựng danh sách email

Sẽ có những người đã vào web nhưng chưa để lại thông tin. Retargeting liên tục tiếp cận và thuyết phục họ để lại email. Từ đó, bạn có thể dễ dàng tạo ra một danh sách email dùng trong các chiến dịch marketing tương lai.

Tăng tương tác trên website

Khi muốn tăng thời gian trên trang web bạn cũng có thể dùng retargeting ads. Liên tục tiếp cận khiến người dùng tò mò và vào lại trang web của bạn. Giúp tăng tỷ lệ trên một hoặc nhiều trang.

So sánh Remarketing & Retargeting

So Sánh Remarketing & Retargeting
So Sánh Remarketing & Retargeting

Hai từ này đều có mục đích chung là tiếp cận lại để tăng tỷ lệ chuyển đổi. Nhưng có sự khác biệt giữa retargeting và remarketing.

Retargeting sử dụng các công cụ lưu trữ hành vi khách hàng, người dùng (cookies, pixel, mã theo dõi…). Sau đó sử dụng những dữ liệu này để quảng cáo tiếp cận lại.

Còn remarketing sử dụng danh sách thông tin email đã có để gửi email tiếp thị lại cho khách hàng trong thời gian nhất định.

Retargeting có thể chạy đến tệp khách hàng cũ, tệp khách có nhu cầu tương tự hoặc tăng nhận diện thương hiệu. Remarketing tập trung vào bám đuổi người dùng đến khi nào họ thực hiện hành động chuyển đổi mục tiêu.

Để tăng tỷ lệ mua hàng tốt nhất bạn nên kết hợp cả hai vào chiến dịch marketing. Retargeting sẽ có nhiệm vụ nhắc nhớ, tiếp cận lại, tăng độ nhận biết. Sau đó remarketing sẽ cố gắng tăng tỷ lệ chuyển đổi của khách hàng khi có nhu cầu mua.

Kết luận

Vậy là bạn đã trả lời được câu hỏi retargeting là gì. Và phân biệt được thế nào là retargeting & remarketing từ chia sẻ của toctoc.vn.

Bên cạnh đó bạn cũng hiểu được tầm quan trọng và những vai trò của nhắm mục tiêu lại trong chiến dịch marketing của mình. Nếu kết hợp hiệu quả các chiến lược quảng cáo thu hút traffic, retargeting và remarketing chắc chắn tỷ lệ mua hàng/ dịch vụ của bạn sẽ tăng đáng kể.

Xem thêm

SEM là gì? Tầm quan trọng của SEM trong marketing

So sánh Seo và quảng cáo ads, nên chọn cách nào?

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *