Công thức 3S câu thần chú viết quảng cáo hiệu nghiệm giúp bài PR của bạn trở nên hấp dẫn, khó quên trước mắt khách hàng tiềm năng.

Đây là bí quyết giúp một bài viết tầm thường trở nên tuyệt vời, ấn tượng và đầy sức hút.

Nếu áp dụng một cách có hiệu quả chắc chắn vấn đề thu hút khách hàng tiềm năng của bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Vậy công thức 3S là gì?

Làm thế nào để áp dụng nó vào ngay bài viết và tạo hưng phấn cho người đọc?

Cùng toctoc.vn tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé.

Công+thức+3s+là+gì

Công thức 3S là gì?

Công Thức 3s Là Gì?
Công Thức 3s Là Gì?

Công thức 3S là chiến lược viết bài marketing gồm 3 yếu tố: Star (Nhân vật thu hút), Story (Câu chuyện), Solution (Cách giải quyết).

Công thức 3S hay công thức SSS được áp dụng phổ biến vào nhiều chiến lược quảng bá, PR, bài viết quảng cáo…

Lý do vì nó được dẫn dắt bằng một câu chuyện thú vị (Story) xoay quanh nhân vật thu hút (Star) đang gặp những vấn đề của khách hàng và đưa ra cách giải quyết (Solution). Nên sẽ tập trung được những khách hàng tiềm năng đang gặp chính những vấn đề đó.

Những bài viết quảng cáo được xây dựng theo công thức 3S thường hấp dẫn và mạch lạc. Vì thế khi sử dụng công thức này các thông điệp được truyền tải dễ dàng, thu hút khách hàng tiềm năng và dễ dàng chuyển đổi.

Các yếu tố cốt lõi của công thức 3S

Các Yếu Tố Cốt Lõi Của Công Thức 3s
Các Yếu Tố Cốt Lõi Của Công Thức 3s

Công thức 3S bao gồm 3 bước mà người viết cần chú ý: Star (nhân vật), Story (Câu chuyện), Solution (Giải quyết).

Nếu bạn để ý thì hằng ngày có rất nhiều thông tin, bài viết có sử dụng công thức này. Và có thể vô thức bạn bị thu hút bởi lối dẫn chuyện thôi miên của họ.

Yếu tố Star (Ngôi sao)

Yếu Tố Star (ngôi Sao)
Yếu Tố Star (ngôi Sao)

Đây là một yếu tố thu hút hàng đầu trong bài viết quảng cáo. Yếu tố ngôi sao co thể là khách hàng, sản phẩm, dịch vụ của bạn.

Bạn cần xác định chính xác là ngôi sao trong bài quảng cáo là gì và đề cập đến điều gì. Nếu quá nhiều ngôi sao, quá lan man sẽ khiến bài viết bị rối, khách hàng khó tập trung và mất đi sự chú ý.

>> Mô hình BCG là gì? 3 Bước ứng dụng BCG trong lập chiến lược

Yếu tố Story (Câu chuyện)

Câu Chuyện Dẫn Dắt
Câu Chuyện Dẫn Dắt

Câu chuyện là một cầu nối rất tốt giữa thông điệp truyền thông và khách hàng.

Hầu hết chúng ta đều thích được nghe kể chuyện, và bị thu hút bởi những việc diễn ra trong câu chuyện đó.

Trong câu chuyện này bạn có thể tạo nên một trung tâm thu hút xoay quanh nhân vật ngôi sao. Nói về việc nhân vật ngôi sao đã vượt qua được những vấn đề tương tự bằng cách nào.

Để từ đó khách hàng thấy được chính bản thân mình cũng đang xuất hiện trong câu chuyện và tự “nghiệm” ra được thông điệp có trong đó.

Đây là cách “làm mềm” rất hiệu quả để dẫn khách hàng tiềm năng gần hơn tới hành động chuyển đổi.

Yếu tố Solution (Giải quyết)

Trong mọi câu chuyện luôn có vấn đề và cách giải quyết.

Đây cũng chính là phần người đọc muốn được thấy nhất. Và bạn cũng có thể lồng ghép ý muốn của mình khéo léo trong phần này.

Nhưng hãy chú ý phải thực sự khéo léo, và tốt nhất câu chuyện phải có thật, vì câu chuyện thật luôn dễ viết hơn nhiều.

Giải Pháp Là Yếu Tố Không Thể Thiếu Trong 3s
Giải Pháp Là Yếu Tố Không Thể Thiếu Trong 3s

Trước đây khi chưa biết đến công thức 3S này mình vẫn luôn gặp khó khăn.

Nhiều khi nghĩ “nát óc” đúng theo nghĩa đen mà không tài nào viết được một bài bán hàng hấp dẫn, chuyển đổi tốt nhưng lại không quá khô khan.

Thế là chán mình bỏ ngang luôn… đi đọc sách.

Nhưng may mắn ý tưởng lại ùa về khi đọc cuốn “Bí mật chuyên gia”. Nó cũng đề cập đến công thức 3S này, mặc dù hơi khác một chút.

Vậy là áp dụng luôn cho nóng.

Và thực sự nó đã đem lại kết quả tốt hơn nhiều.

Số người đăng ký điền form tăng và hành vi chuyển đổi cũng cao hơn.

Từ việc phải mất 50k/ lượt điền form giờ giảm chỉ còn 25k/ lượt.

Số người tương tác với bài cũng tăng mạnh hơn trước. Lúc này mình đang chạy ads Facebook.

Bạn cũng có thể biết được bí quyết bằng việc mua cuốn sách hoặc đọc đến cuối bài viết về công thức 3S này.

Nhìn chung các nguyên tắc đều như nhau và ai cũng có thể viết được!

Để ý không vừa rồi là một ví dụ công thức 3S đó.

Bạn có thể áp dụng nó linh hoạt bài pr theo công thức 3s vào nhiều hình thức, cách kể chuyện, câu chuyện khác nhau nhé, kia là ví dụ minh họa thôi.

Nhưng nó là thật đấy =))

Cách áp dụng công thức 3S trong bán hàng

Cách áp Dụng Công Thức 3s Trong Bán Hàng
Cách áp Dụng Công Thức 3s Trong Bán Hàng

Trước khi bạn áp dụng công thức này để viết bài bán hàng cần tập trung vào bước chuẩn bị.

Các bước chuẩn bị gồm có:

Xác định mục tiêu viết bài

Cần xác định được mục tiêu của bài viết là gì. Mục tiêu là: Nhận diện thương hiệu, gây tò mò, hay chuyển đổi…

Đối tượng là ai? Kênh nào?

Hãy chốt lại đối tượng người đọc bạn muốn là những ai?

Ví dụ: Tên tuổi, sở thích, giới tính và vì sao lại là những đặc điểm nhân khẩu học đó.

Họ có những vấn đề, nỗi đau nào cần giải quyết?

Sau đó là chọn kênh để quảng cáo Facebook, TikTok, Youtube, Instagram…

Video cũng chỉ là một dạng khác của văn bản nên bạn cứ yên tâm có thể áp dụng cho cả video nhé.

  • Tham khảo:

Quảng cáo Google ads là gì ? Tại sao bạn nên chạy ads với Google

Tiktok ads là gì? Chạy quảng cáo tiktok có hiệu quả

Quảng cáo youtube là gì ? Tại sao bạn nên quảng cáo Youtube ads

Quảng Cáo CocCoc là gì? Chạy Có Hiệu Quả? Đọc Ngay Bài Viết!

Thông điệp chính là gì?

Thông điệp chính của câu chuyện là gì?

Bạn có thể nhớ lại những câu chuyện có thật của chính mình và lồng ghép vào đó những thông điệp theo ý mình.

Hoặc có thể lấy câu chuyện của những người khác nhưng có mối liên quan với các vấn đề của khách hàng.

Tiêu đề thu hút

Tiêu đề là một phần không thể thiếu để lôi kéo được người đọc, người xem.

Có hai cách để viết tiêu đề:

Cách 1: Viết tiêu đề dựa theo lợi ích sản phẩm, dịch vụ của bạn

Ví dụ:

  • Tiết Kiệm 30% Thời Gian Nấu Ăn với Bếp Điện Tự Động XYZ
  • Sức Khỏe Vững Chắc Hơn với Máy Massage Đa Năng

Cách 2: Viết tiêu đề theo vấn đề khách hàng đang quan tâm

Ví dụ:

  • Cách mà tôi….sau….ngày
  • Hành trình…chỉ với….

Nhưng bạn nên sử dụng 2 hơn vì đang viết theo hướng câu chuyện.

  • Có thể bạn cần:

30 kỹ thuật viết tiêu đề thôi miên hấp dẫn khó cưỡng

Cách viết thế nào?

Viết theo công thức 3S thì bạn nên viết theo lối kể chuyện. Vì cầu nối dẫn dắt chính là câu chuyện của bạn. Ngôn từ nên gần gũi, dễ hiểu để thông điệp dễ dàng được đón nhận.

Đôi lúc có thể thêm một vài tình tiết, giọng văn hài hước để không quá nhàm chán.

Ngoài ra có thể áp dụng cách viết theo chuẩn AIDA, chuẩn PAS

Thêm các file minh họa cần thiết

Các file ảnh, video minh họa, con số cụ thể chi tiết sẽ làm câu chuyện thêm hấp dẫn và dễ hình dung hơn.

Mọi người đọc cũng thích với những thứ rõ ràng và có kết quả cụ thể.

Ví dụ câu chuyện phía trên mình cũng nêu ra một số con số cụ thể về kết quả để kích thích tò mò.

Kiểm tra lại

Sau khi đã viết xong bạn cần kiểm tra lại.

Điều quan trọng là không được sai chính tả, lỗi hành văn hay các lỗi ngữ pháp.

Đưa ra các câu kêu gọi hành động và liên hệ, địa chỉ để tăng thêm uy tín cho bài quảng cáo.

Kết luận

Như mình đã chia sẻ ở trên công thức 3S là một công cụ đắc lực, một cách thức tiếp cận hiệu quả nếu bạn muốn tạo một bài PR, quảng cáo hay bất cứ bài viết nào.

Nó đi sâu vào việc khai thác các khía cạnh từ nhân vật, sản phẩm đến cầu nối thu hút là câu chuyện.

Sau đó là những gợi ý về cách giải quyết nỗi đau, vấn đề của khách hàng.

Viết theo công thức 3S giúp bài viết không khô khan, gượng ép mà dễ dàng được khách hàng tiềm năng đón nhận.

Trên đây là những chia sẻ của mình về công thức 3S trong viết bài quảng cáo, PR. Hãy áp dụng ngay vào bài viết của bạn để thấy được hiệu quả tức thì nhé.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *