Bạn đã bao giờ nghe nói về ma trận Ansoff là gì chưa?

Sự thật là nó được hầu hết cách doanh nghiệp kinh doanh lớn nhỏ áp dụng để phát triển và mở rộng kinh doanh.

Với ma trận Ansoff này bạn sẽ thấy được một bức tranh toàn cảnh không chỉ trong kinh doanh mà rất nhiều các lĩnh vực khác nữa.

Ma+trận+ansoff+là+gì

Cụ thể trong bài viết này toctoc.vn sẽ chia sẻ với bạn những khái niệm về ma trận Ansoff. Thêm vào đó là ví dụ để áp dụng mô hình này vào sáng tạo nội dung số.

Bạn không tin là có thể áp dụng một mô hình kinh doanh vào sáng tạo nội dung à?

Vậy thì để mình cho bạn thấy nhé.

Cùng toctoc.vn tìm hiểu ngay về ma trận Ansoff là gì trong bài viết này nào!

Ma trận Ansoff là gì?

Ma Trận Ansoff Là Gì?
Ma Trận Ansoff Là Gì?

Ma trận Ansoff là một công cụ để xác định các chiến lược kinh doanh dựa trên hai biến chính là sản phẩm và thị trường. Ma trận Ansoff được giới thiệu vào năm 1950 bởi một nhà kinh doanh Igor Ansoff.

Đây có thế coi là một trong những công cụ hỗ trợ phát triển kinh doanh hữu ích dành cho doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh…

Hơn thế nữa, nhìn rộng ra ngay cả việc sáng tạo nội dung, phát triển kênh Youtube, TikTok, Facebook đều có thể áp dụng ma trận này nhé.

Trong cuối bài viết toctoc.vn sẽ bật mí cho bạn cách áp dụng ma trận này vào xây dựng các tuyến nội dung trên intetnet.

4 chiến lược chủ đạo của ma trận Ansoff là gì?

4 Chiến Lược Chủ đạo Của Ma Trận Ansoff Là Gì?
4 Chiến Lược Chủ đạo Của Ma Trận Ansoff Là Gì?

Cùng đi sâu vào phân tích ma trận Ansoff này bạn sẽ thấy nó không quá phức tạp vì mang tính tổng quát.

Ma trận Ansoff được chia làm 4 chiến lược chính là:

  • Phát triển thị trường (Market Development).
  • Phát triển sản phẩm (Product Development).
  • Thâm nhập thị trường (Market Penetration).
  • Phát triển đa dạng (Diversification).

Cùng đi vào phân tích chi tiết từng yếu tố để thấy được tầm quan trọng của các chiến lược này nhé.

1. Thâm nhập thị trường (Market Penetration)

Đây là chiến lược với mục đích mở rộng thị phần của sản phẩm của bạn trong thị trường hiện tại hoặc các thị trường tiềm năng khác bạn đang nhắm đến.

Ví dụ:

Bạn đang bán sản phẩm balo trẻ em, bạn sẽ tìm cách tạo ra những chương trình khuyến mãi, ưu đãi, quà tặng, tìm kiếm nhà phân phối, quảng cáo. Giúp tiếp cận tới nhiều khách hàng ở ngách này hơn.

Từ đó dần gia tăng doanh số, nhận diện sản phẩm…

Một số các hoạt động để tiếp cận và thu hút có thể là:

Nghiên cứu thị trường

Cần đánh giá được tiềm năng, tính khả thi, cũng như khả năng của bạn trong thị trường mới này.

Tìm kiếm đối tác và kênh phân phối

Để thâm nhập thị trường nhanh chóng hơn có thể tìm thêm các đối tác, kênh phân phối. Các đối tác này sẽ giúp sản phẩm của bạn được phân phối nhanh hơn tới nhiều khách hàng hơn.

Tùy chỉnh sản phẩm hoặc dịch vụ

Nếu đang có một sản phẩm sẵn trước đó bạn có thể thay đổi từ những phản hồi trong thị trường để phù hợp với khách hàng hơn.

Xây dựng chiến lược tiếp thị

Tạo ra những ưu đãi thu hút khách hàng, giảm giá, khuyến mãi, quảng cáo… để kích thích người mua hàng.

2. Phát triển sản phẩm (Product Development)

Mục đích của chiến lược này là phát triển những sản phẩm mới, cải tiến, nâng cấp, kết hợp các sản phẩm. Để từ đó cung cấp nhiều giá trị hơn cho khách hàng và gia tăng doanh thu sản phẩm.

Một số hoạt động để phát triển sản phẩm như:

Tạo sản phẩm mới

Ví dụ vào năm 2020 iPhone 12 mới đã trở thành sản phẩm smartphone bán chạy nhất trong quý 4. Với thị phần chiến khoảng 23%.

Biến thể mới của sản phẩm

Ví dụ Nestle đã tạo ra rất nhiều các sản phẩm biến thể từ sản phẩm ban đầu Milo. Có thể kể đến như Milo Nutri-Up, sữa bột, bánh, kẹo milo…

Cải tiến, thiết kế lại, tái chế sản phẩm

Ví dụ Toyota luôn cố gắng cải tiến sản phẩm của mình thường xuyên. Kết quả là năm 2020 Toyota đã bán được tới 9 triệu chiếc ô tô. Hay như Coca-Cola vào năm 2020 đã cho thiết kế lại nước giải khát Dasani khi sử dụng nhựa tái chế.

3. Phát triển thị trường (Market Penetration)

Một góc phần tư nữa của mô hình Ansoff là phát triển thị trường. Trong chiến lược này tập trung vào mở rộng thị phần đang có trên thị trường hiện tại.

Các hoạt động để phát triển thị trường có thể gồm:

Quảng cáo, khuyến mãi

Tăng cường các chiến dịch quảng cáo, khuyến mãi để thu hút khách hàng. Có thể sử dụng quảng cáo đa kênh Facebook, Google, TikTok… để tiếp cận khách hàng tiềm năng và retargeting khách hàng chưa mua.

Chăm sóc khách hàng

Tiếp tục chăm sóc khách hàng cũ để gia tăng hài lòng. Xây dựng hệ thống chăm sóc 24/7, đội ngũ nhân viên. Tiếp nhận các phản hồi để hỗ trợ tốt hơn, gia tăng trải nghiệm khách hàng.

Khiến họ từ biết – thích – tin -mua – mua lại – giới thiệu khách hàng cho bạn.

Tạo nhiều kênh phân phối

Mở rộng thị trường thông qua nhiều kênh phân phối khác nhau để tiếp cận nhiều người mua hơn.

Ví dụ:

Cải tiến sản phẩm

Mở rộng các kênh phân phối cũng phải đồng thời tăng chất lượng sản phẩm của bạn.

Luôn nhận các phản hồi, đánh giá, tìm ra các ý tưởng mới để cải tiến sản phẩm. Từ đó khiến khách hàng nhận được nhiều giá trị hơn.

Tạo ra các sản phẩm bổ trợ, liên quan để nâng cao doanh số, khai thác tối đa giá trị khách hàng.

4. Phát triển đa dạng hóa (Diversification)

Sau khi đã có tiềm lực tiếp theo sẽ là chiến lược phát triển da dạng hóa.

Mục tiêu là mở rộng phát triển kinh doanh sang nhiều lĩnh vực khác. Các lĩnh vực này có thể liên quan hoặc không liên quan đến lĩnh vực hiện tại.

Chiến lược phát triển này gồm 2 dạng:

Phát triển đa dạng liên kết

Đây là chiến lược phát triển kinh doanh vào nhiều các lĩnh vực khác nhau nhưng có liên quan đến lĩnh vực hiện tại.

Các hoạt động kinh doanh này có thể hỗ trợ cho nhau cùng phát triển.

Ví dụ: Một nhà máy sản xuất ô tô có thể làm thêm các loại xe tải, bus, vận chuyển vv….

Phát triển đa dạng không liên kết

Phát triển mở rộng kinh doanh vào những lĩnh vực hoàn toàn không liên quan đến lĩnh vực hiện tại.

Ví dụ: Một doanh nghiệp đang sản xuất đồ ăn chuyển sang sản xuất các thiết bị y tế.

Phát triển đa dạng cần rất nhiều yếu tố nên nếu bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh cần tính toán sao cho phù hợp với khả năng, tiềm lực tài chính…

Để làm sao có thể phát triển bền vững nhất.

Tầm quan trọng của ma trận Ansoff

Tầm Quan Trọng Của Ma Trận Ansoff
Tầm Quan Trọng Của Ma Trận Ansoff

Ma trận Ansoff cung cấp cho các doanh nghiệp một công cụ để xác định những chiến lược phát triển trong tương lai.

Nó giúp bạn xác định được hướng đi để phát triển tốt hơn.

Ví dụ nếu bạn là một cơ sở kinh doanh với tiềm lực nhỏ thì có thể bắt đầu với các chiến lược thâm nhập thị trường để dần mở rộng thị phần. Bằng cách sử dụng quảng cáo, tạo các kênh phân phối, ưu đãi, giảm giá, khuyến mãi… bạn sẽ tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng hơn để nâng cao doanh thu.

Trong quá trình đó là các chiến lược phát triển, cải tiến sản phẩm để giữ khách, gia tăng trải nghiệm khách hàng.

Tiếp sau đó khi đã có tiềm lực hơn sẽ phát triển sang các lĩnh vực khác liên quan hoặc không liên quan đến lĩnh vực bạn đang kinh doanh để mở rộng mô hình.

Mặc dù chắc chắn sẽ không có quá trình phát triển nào diễn ra theo đường tuyến tính đi lên nhưng ma trận Ansoff chắc chắn sẽ cho bạn những tham khảo, thấy được tổng quát mô hình kinh doanh của mình.

Từ đó sẽ đưa ra được những chiến lược phát triển tốt hơn trong tương lai.

Áp dụng ma trận Ansoff vào xây dựng nội dung số thế nào?

Nếu bạn đang có ý định xây dựng các nội dung số trên Youtube, Facebook, TikTok, X, Instagram… thì cũng có thể áp dụng mô hình Ansoff này không chỉ riêng kinh doanh.

Ví dụ nếu bạn mới bắt đầu sẽ cần sử dụng chiến lược thâm nhập thị trường. Bạn là người mới sẽ cần nghiên cứu các nội dung hay, thu hút để để bắt đầu tập trung xây dựng nội dung.

Tiếp đó, sẽ cần tối ưu nội dung sao cho phù hợp với các điều kiện của nền tảng. Ví dụ SEO video Youtube, chính sách tikok….

Thêm nữa, có thể tiếp cận nhiều người dùng hơn bằng quảng cáo Google, Facebook ads, TikTok ads, Youtube ads

Sau khi đã có tệp fan theo dõi, để giữ chân bạn sẽ cần phát triển sản phẩm, cải tiến các nội dung của mình. Có thể khai thác sâu hơn vào tệp người xem mục tiêu, để biết được họ muốn được thấy gì, xem gì, đọc gì. Đây là giai đoạn phát triển sản phẩm.

Tiếp đó, khi đã có một quy trình bạn có thể tiếp tục nhân bản một kênh với nội dung tương tự. Hoặc sáng tạo nội dung với một lĩnh vực khác để mở rộng thị trường của mình. Tới đây bạn đã bước vài giai đoạn phát triển đa dạng hóa.

Tham khảo:

Lộ trình xây kênh Youtube từ A – Z cho người mới

Có 102 – Tài liệu xây kênh TikTok chưa từng tiết lộ

Kết luận

Trên đây toctoc.vn đã chia sẻ với bạn về ma trận Ansoff là gì và những ứng dụng thực tế có thể áp dụng, từ kinh doanh cho tới xây dựng nội dung trên đa nền tảng. Bạn đừng nghĩ rằng đây là mô hình kinh doanh mà không thể áp dụng vào những thứ khác.

Vì đây cũng là một cái nhìn tổng quát về mọi mặt, trong đó có cả nội dung số. Nếu kinh doanh là làm thế nào để tiếp cận khách hàng, bán hàng thì làm nội dung số thế nào để thu hút người xem và chuyển đổi.

Tất cả đều có mối liên quan ít nhiều. Và mình cũng đã đưa ra những ví dụ thực tế về cách để áp dụng mô hình Ansoff này.

Nếu bạn thấy bài viết này hay hãy để lại commnent phía dưới nhé.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *