Sàn thương mại điện tử là gì? Nếu đã từng mua hàng trên internet thì chắc chắn bạn không còn lạ lẫm gì với sàn thương mại điện tử. Các sàn này giúp bạn dễ dàng mua hàng, giao dịch, chọn sản phẩm với giá tốt, chất lượng cao.

Hay giúp bạn tiếp cận khách hàng, vận chuyển nếu như bạn là một nhà kinh doanh.

Nhưng bạn đã thực sự hiểu hết về khái niệm về sàn thương mại điện tử là gì chưa?

Trong bài viết này toctoc.vn sẽ chia sẻ với bạn về khái niệm sàn thương mại điện tử là gì. Những vai trò và mô hình thương mại điện tử đang phổ biến hiện tại nhé.

Sàn thương mại điện tử là gì?

Sàn thương mại điện tử tiếng anh là Electronic Commerce. Hay còn viết tắt là E-Commerce, E-Comm, EC

Cùng với sự phát triển của intenet toàn cầu kéo theo sự phát triển của các sàn thương mại điện tử trên khắp các quốc gia, khu vực. San thương mại giúp cho người mua và người bán đều tiện lợi hơi trong việc cung cấp và tiêu dùng hàng hóa. Giúp tối giản và đơn giản hóa đi nhiều những khâu mua hàng, đặc biệt là vị trí địa lý, thời gian, địa điểm…

Mục đích của sàn thương mại điện tử

Mục đích Của Sàn Thương Mại điện Tử
Mục đích Của Sàn Thương Mại điện Tử

Càng ngày con người càng “lười” ngay cả việc mua sắm trực tiếp vì thế sàn thương mại điện tử xuất hiện để giải quyết vấn đề này.

Sàn thương mại điện tử là một nơi để người mua bày bán, cung cấp các sản phẩm của mình cho những ai cần. Đây là một trang web bán hàng với nhiều giao dịch mua bán phát sinh.

Đây được ví như một cái chợ trên internet, người bán hàng bày bán mọi sản phẩm và người mua có thể chọn nhanh món hàng mình muốn.

Với sự xuất hiện của sàn thương mại điện tử đã thúc đẩy rất nhanh các giao dịch mua bán. Tăng tốc độ bán hàng, xử lý đơn, giảm nhiều chi phí cho cả hai bên.

Sàn thương mại điện tử có vai trò như thế nào?

Sàn Thương Mại điện Tử Có Vai Trò Như Thế Nào
Sàn Thương Mại điện Tử Có Vai Trò Như Thế Nào?

Phương pháp kinh doanh hiện đại

Từ khi internet ra đời nó đã đẩy nhanh quá trình xuất hiện của rất nhiều loại hình trong nhiều lĩnh vực, trong đó có kinh doanh. Sàn thương mại điện tử là một cách thức kinh doanh mới và cực kỳ hiệu quả.

Người mua và bán dễ dàng kết nối với nhau. Các giao dịch mua bán được đẩy nhanh tốc độ. Tạo ra nhiều lựa chọn cho người mua và cũng giúp người bán tiếp cận nhiều khách hàng hơn.

Tiết kiệm nhiều chi phí, thúc đẩy mạnh mua sắm

Sự xuất hiện của sàn thương mại điện tử đã giúp giảm rất nhiều chi phí cần có.

Người mua hàng có thể “nằm ở nhà” vẫn có thể đặt hàng. Người bán hàng chỉ cần tạo một gian hàng ảo đã có thể bán được hàng. Hai bên chỉ cần có kết nối internet và thiết bị di động thông minh đã có thể mua bán.

Sàn thương mại điện tử là trung gian xử lý và vận chuyển các đơn, giúp lưu thông hàng hóa dễ dàng hơn nhiều. Giảm đáng kể các chi phí vận chuyển, từ đó giá sản phẩm cũng giảm, người mua có nhiều lựa chọn với chất lượng cao hơn.

Bạn có thể ở Việt Nam và đặt hằng bên Mỹ hoặc các quốc gia được hỗ trợ trên thế giới. Rút ngắn khoảng cách địa lý, thời gian, công sức mua hàng đáng kể.

Vai trò với người kinh doanh

Sàn thương mại điện tử chính là bước ngoặt lớn của nhiều doanh nghiệp, người kinh doanh. Đặc biệt với những người kinh doanh nhỏ lẻ không cần phải bỏ ra số tiền lớn để thuê mặt bằng, chỉ cần đăng ký một gian hàng và bạn đã có thể bán được.

Hơn thế nữa, cơ hội tìm kiếm khách hàng ở trên sàn TMĐT được chia đều cho tất cả. Để thu hút khách hàng cần có những chiến lược kinh doanh cụ thể, nhưng nhìn chung tiết kiệm rất nhiều chi phí cho người bán.

Sàn TMĐT giúp doanh nghiệp thu thập được những đánh giá về sản phẩm hiệu quả. Đây là một trong những cách referral marketing cực kỳ hiệu quả, tương tự với marketing truyền miệng ngoài thực tế.

Với những đánh giá từ người dùng có thể giúp thúc đẩy doanh số bán hàng mạnh cho cửa hàng.

Vai trò với người tiêu dùng

Người tiêu dùng được hưởng rất nhiều những lợi ích từ sàn.

Họ không cần phải mua hàng trực tiếp, hay lo ngại về vị trí địa lý khi mua hàng.

Bạn có thể nằm ở Hà Giang mà vẫn mua hàng được ở Cà Mau chỉ với 3 đến 5 ngày.

Rõ ràng với sự cạnh tranh từ các gian hàng trên sàn đã giúp người dùng nhận được nhiều lợi ích, đó là những ưu đãi về giá, chi phí vận chuyển, chất lượng, nhiều mặt hàng…

Người dùng dễ dàng tìm kiếm các sản phẩm mình muốn một cách nhanh chóng và có nhiều lựa chọn với chất lượng tốt. Thêm vào đó là sự bảo đảm từ sàn khi có thể hoàn hàng nếu gặp vấn đề phát sinh.

Sàn thương mại điện tử hoạt động như thế nào?

Sàn Thương Mại điện Tử Hoạt động Như Thế Nào
Sàn Thương Mại điện Tử Hoạt động Như Thế Nào?

Sàn thương mại điện tử hoạt động dựa trên 3 bên: Người mua, người bán, chủ sàn.

Chủ sàn thương mại điện tử có vai trò kết nối, tạo môi trường kết nối giữa người mua và người bán và nhận về các khoản phí môi giới. Và chủ sàn cần có nghĩa vụ đảm bảo các quyền lợi của cả người mua và bán.

Người bán hàng sẽ tạo các gian hàng, tối ưu cửa hàng, đăng tải sản phẩm để xuất hiện trên sàn. Người mua mua hàng bằng cách tìm kiếm các sản phẩm từ các shop và tiến hành giao dịch.

Các mô hình của sàn thương mại điện tử là gì?

1. Mô hình Business-to-business (B2B)

Đây là mô hình thương mại điện tử mà cả hai bên mua và bán đều là doanh nghiệp. Mỗi bên sẽ đóng vai trò là bên mua và bán. Các công ty có thể co nhu cầu về mua sắm dịch vụ, vật liệu, sản phẩm với mục đích kinh doanh của mình.

Mô Hình Business To Business (B2B)
Mô Hình Business To Business (B2B)

Thông thường số lượng đơn mua sẽ lớn, với giá trị cao và được thương thảo rõ ràng. Các bước để phát sinh giao dịch sẽ phức tạp hơn các mô hình thương mại điện tử khác.

2. Mô hình Business-to-consumer (B2C)

Một mô hình bán lẻ trên trực tuyến, cho phép người mua có nhu cầu đặt hàng qua internet. Với mô hình này các doanh nghiệp, nhà kinh doanh sẽ có thể bán trực tiếp các sản phẩm của mình với người tiêu dùng.

Mô Hình Business To Consumer (B2C)
Mô Hình Business To Consumer (B2C)

Người tiêu dùng sẽ dễ dàng chọn các sản phẩm ưng ý. Nhận được nhiều quyền lợi từ sàn và được đảm bảo. Số lượng giao dịch của mô hình B2C khá lớn. Mặc dù vậy quy mô của mô hình này vẫn nhỏ hơn B2B.

3. Mô hình Consumer-to-consumer (C2C)

Mô Hình Consumer To Consumer (c2c)
Mô Hình Consumer To Consumer (c2c)

Với những người tiêu dùng có nhu cầu trao đổi, buôn bán, đấu giá một sản phẩm nào đó họ có thể dùng mô hình C2C.

Mô hình này được hình thành từ những người tiêu dùng có nhu cầu muốn bán và mua thứ gì đó như sản phẩm tự làm, đồ cũ, đồ đã qua sử dụng….

4. Mô hình Consumer-to-business (C2B)

Mô Hình Consumer To Business (c2b)
Mô Hình Consumer To Business (C2B)

Người tiêu dùng cung cấp các sản phẩm dịch vụ của mình cho doanh nghiệp. Ví dụ phổ biến đó là các website cung cấp các dịch vụ về content, thiết kế, đồ họa… Tại đây người dùng cung cấp các giá trị để giải quyết các vấn đề của khách hàng.

Hoặc các website cung cấp các sản phẩm tự lay người tiêu dùng làm. Các doanh nghiệp sẽ tìm kiếm các sản phẩm có nhu cầu để bán ra trong tương lai.

Tham khảo:

Bảng giá dịch vụ Youtube uy tín giá rẻ và an toàn✅

Dịch Vụ Tiktok Uy Tín và chất lượng

Dịch Vụ Facebook Rẻ và Uy Tín

5. Mô hình Business-to-government (B2G)

Mô Hình Business To Government (b2g)
Mô Hình Business To Government (B2G)

Trong mô hình này các doanh nghiệp sẽ cung cấp các dịch vụ tới các cơ quan chính phủ liên quan. Mô hình này xuất hiện khi các tổ chức công cộng cần mua các sản phẩm, dịch vụ từ các công ty để thực hiện các dự án công cộng.

Ví dụ: Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ công nghệ thông tin, chăm sóc sức khỏe…

6. Mô hình Consumer-to-government (C2G)

Mô Hình Consumer To Government (C2G)
Mô Hình Consumer To Government (C2G)

Có thể hiểu đây là mô hình tương tác giữa người tiêu dùng và chính phủ. Khi bạn muốn chuyển tiền, giao dịch, thông tin với cơ quan công cộng. Đây không phải mô hình cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho chính phủ.

Ví dụ: Bạn đăng ký xe, trả tiền đỗ xe qua ứng dụng, chuyển tiền cho cơ quan nhà nước….

Kết luận

Trên đây toctoc.vn đã chia sẻ với bạn khái niệm sàn thương mại điện tử là gì. Sàn thương mại điện tử là gì có vai trò gì trong nền kinh tế. Và những lợi ích rất lớn mà những mô hình sàn thương mại điện tử mang lại.

Nếu bạn có câu hỏi hãy để lại phía dưới phần bình luận nhé.

Xem thêm

USP sản phẩm là gì? Bí Mật Triệu Đô trong từng sản phẩm

Influencer Marketing là gì? 8 Bước Triển khai Chiến Lược Hiệu Quả

Retargeting là gì? Bí kíp Tăng Chuyển Đổi nhanh chóng

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *