Tăng trưởng đáng kinh ngạc với chiến lược Influencer Marketing, nhiều doanh nghiệp “một bước lên mây” với cách triển khai đúng và hiệu quả.
Vậy Influencer và Influencer Marketing là gì, có vai trò như thế nào trong quá trình tiếp cận khách hàng tiềm năng của nhãn hàng và doanh nghiệp.
Cùng toctoc.vn tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé.
Influencer là gì?
Nội dung bài viết
Hiện nay có rất nhiều khái niệm mới về những người ảnh hưởng trên không gian mạng hay truyền thông, trong đó có influencer. Vậy cùng toctoc.vn tìm hiểu khái niệm influencers là gì.
Influencer là một từ tiếng Anh với nghĩa là người ảnh hưởng. Influencer chỉ những người có những ảnh hưởng nhất định tới hành vi của đám đông. Những người này được sự công nhận của đám đông, fan, người mua hàng về những khả năng của bản thân như kiến thức, kinh nghiệm, trải nghiệm, khả năng vv…
Ngày càng xuất hiện nhiều hơn những influencer tận dụng được sự bùng nổ về các nền tảng công nghệ để phát triển như TikTok, Youtube, Facebook, Blog vv…
Một số ví dụ về người ảnh hưởng như ca sĩ, diễn viên, cầu thủ bóng đá, hot TikToker, Hot Youtuber…
Influencer marketing là gì?
Influencer marketing là việc tận dụng tầm ảnh hưởng của những influencer vào các chiến lược marketing để truyền tải những thông điệp truyền thông mà nhãn hàng, thương hiệu mong muốn.
Mỗi Influencer hoạt động trong ít nhất một chủ đề và họ cũng có lượng fan quan tâm đến chủ đề này. Chính vì thế các nhãn hàng có thể liên hệ với các influencer để lên kế hoạch tiếp cận đám đông.
Lợi ích của cách này là vừa sử dụng được uy tín của những người ảnh hưởng để kích thích hành động đám đông. Vừa giúp cho nhãn hàng có thêm được sự tin tưởng của người dùng. Nhất là những thương hiệu, nhãn hàng mới ra mắt.
Lợi ích của influencer marketing
Xây dựng uy tín và ảnh hưởng
Đây là cách rất hiệu quả để tạo được niềm tin và ảnh hưởng cho nhãn hàng nếu kết hợp với influencer. Người dùng có độ tin tưởng cao hơn nhiều đối với những người họ đang theo dõi và tiêu thụ nội dung. Những influencer này có thể ảnh hưởng nhiều tới quyết định mua hàng của người dùng.
Phủ thương hiệu mạnh mẽ
Vì có một số lượng người theo dõi lớn nên influencer có thể dễ dàng tạo ra những hiệu ứng mạnh khi kết hợp quảng bá cho thương hiệu. Influencer marketing giúp thúc đẩy rất tốt việc nhận diện thương hiệu từ số lượng lớn người theo dõi sẵn có này.
Tiết kiệm chi phí quảng bá
Nếu tính về chi phí khi sử dung chiến lược influencer marketing thì nó đem lại hiệu quả tốt hơn. Có nhiều người ảnh hưởng trong nhiều lĩnh vực khác nhau và chi phí để hợp tác cũng không quá cao như marketing truyền thống, báo đài…
Cung cấp nội dung chất lượng
Các influencer thường là những chuyên gia hoặc nhà sáng tạo nội dung với hàm lượng chất xám cao trong lĩnh vực của họ. Những nội dung cung cấp luôn ở chất lượng tốt. Chính vì thế thương hiệu của bạn sẽ dễ dàng được biết đến nhiều hơn khi được lồng ghép vào những nội dung chất lượng này.
Tiếp cận chính xác đối tượng
Bạn sẽ dễ dàng để lựa chọn một influencer có tệp người theo dõi tương đồng với mục tiêu của bạn. Họ thường là những người chia sẻ, chuyên gia trong lĩnh vực cụ thể với lượng người quan tâm tới chủ đề là rất lớn. Từ đó tỷ lệ tương tác và chuyển đổi mục tiêu sẽ cao hơn.
Tiêu chí đánh giá một Influencer là gì?
Bạn có thể để ý ngày càng có nhiều influencer xuất hiện. Mỗi một người lại có những lĩnh vực hoạt động riêng. Chính vì thế để tìm ra được những influencer phù hợp với chiến lược chung thì cần có những tiêu chí đánh nhất định.
Dưới đây là một số tiêu chí mà bạn cần phải xác định mỗi khi tìm kiếm một “người ảnh hưởng”.
Độ phủ
Hiện nay các influencer hoạt động rất tích cực trên các nền tảng mạng xã hội chính vì thế độ phủ có thể được tính theo số lượng người theo dõi trên mỗi nền tảng của họ.
Càng có số người theo dõi cao thì chính tỏ rằng độ phủ càng lớn. Và vì thế khi triển khai chiến lược infuencer marketing có thể tiếp cận được số lượng người lớn hơn.
Nhưng số lượng người theo dõi chưa phải là tất cả, bạn cần tìm ra những influencer có sự liên quan đến ngách, sản phẩm muốn truyền thông. Để sao cho tiếp cận đúng nhất vào tệp người theo dõi có khả năng quan tâm.
Sự liên quan
Ví dụ:
Một influencer hoạt động trong lĩnh vực tài chính có tệp fan đông đảo, nhưng bạn lại chọn họ để chạy cho chiến dịch quảng bá nước ép trái cây. Chắc chắn sẽ có người trong tệp này quan tâm những tỉ lệ sẽ rất là thấp. Và có thể gây lãng phí lớn các nguồn lực tiền bạc, công sức… (Đây chỉ là ví dụ để nhấn mạnh cho bạn thấy tầm quan trọng của việc chọn influencer phù hợp. Nhưng nếu bạn có thể tìm ra được điểm liên quan và khai thác thì thực sự TÁO BẠO)
Một số tiêu chí nhỏ để bạn dựa vào tìm ra những influencer có sự liên quan đến chiến dịch truyền thông đó là: Thương hiệu cá nhân, thông tin nhân khẩu học, nội dung cung cấp, đối tượng fan.
Thương hiệu cá nhân có thể gồm phong cách sống, quan điểm, suy nghĩ…
Thông tin nhân khẩu học có thể là tên, tuổi, nghề nghiệp, sở thích, thói quen…
Nội dung cung cấp bao gồm phong cách, cách triển khai, cách sáng tạo những nội dung để cung cấp cho các fan của họ.
Đối tượng fan có những sở thích, hành vi, mối quan tâm và tương tác như thế nào đối với những nội dung mà influencer cung cấp.
Khả năng ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng
Đây là tiêu chí đánh giá về độ tương tác và các chỉ số ảnh hưởng đến hành vi của tệp fan của mỗi influencer. Tiêu chí này thể hiện mức độ quan tâm hay thực hiện một hành vi nào đó của người xem mỗi khi influencer đăng tải nội dung kêu gọi.
Ví dụ:
Một influencer đăng bài quảng bá cho một nhãn hàng và mức độ tương tác, chia sẻ của bài viết tăng cao, giúp tăng nhận diện thương hiệu. Bên cạnh đó là tỷ lệ mua hàng và doanh số cũng tăng từ nguồn giới thiệu của influencer đó.
Cũng tùy thuộc vào mục tiêu chiến lược influencer marketing của mỗi nhãn hàng mà tiêu chí này được đánh giá khác nhau. Influencer có thể giúp tăng mạnh độ nhận diện thương hiệu trên thị trường.
Đối với mục tiêu chuyển đổi bạn có thể lựa chọn các KOC có tiếng trong lĩnh vực cụ thể. Giúp đẩy mạnh doanh số, tăng tỷ lệ chuyển đổi nhanh hơn.
Chỉ số cảm xúc
Chỉ số cảm xúc tiêu chí rất quan trọng khi lựa chọn một influencer. Chỉ số này đánh giá những cảm xúc tích cực, tiêu cực mà ifluencer mang lại cho tệp người dùng mục tiêu.
Ví dụ:
Một influencer có số lượng người theo dõi lớn nhưng chủ yếu có được từ những drama, phát ngôn gây sốc khiến nhiều người tương tác tiêu cực. Nếu hợp tác có thể dẫn đến những hậu quả xấu cho nhãn hàng.
Hay một influencer có những hoạt động tích cực cho cộng đồng, cung cấp giá trị cao, những nội dung đăng tải lên được cực nhiều lời khen và tương tác tích cực. Các nhãn hợp tác có thể thúc đẩy nhanh nhận diện thương hiệu và uy tín từ người quan tâm.
Phân loại influencer
Phân theo lượt theo dõi
Mega Influencer
Đây là những người nhận được sự quan tâm lớn. Các tài khoản trên các mạng xã hội được theo dõi nhiều và tương tác cao, thường là trên 1 triệu người. Thông thường đây là những ngôi sao ca sĩ, diễn viên có tiếng trong Showbiz.
Nên nếu muốn hợp tác cần phải là những nhãn hàng lớn, có tên tuổi và tiềm lực.
Macro Influencer
Các influencer này có số lượng người theo dõi ít hơn Mega influencer. Influencer dạng này có số người theo dõi tron khoảng từ 40K – 1 triệu người trên mỗi nền tảng hoạt động.
Nhiều nhãn hàng cũng dễ dàng liên hệ hợp tác hơn vì số lượng Macro Influencer nhiều hơn với chi phí bỏ ra thấp hơn.
Micro Influencer
Các Influencer này có số lượng fan theo dõi từ 1000 đến 40K. Chủ yếu là những người quan tâm đến lĩnh vực cụ thể mà họ đang chia sẻ. Họ cũng có những ảnh hưởng nhất định đến cộng đồng, nhất là tệp fan.
Chi phí hợp tác không quá cao các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể dễ dàng liên hệ.
Nano Influencer
Những Influencer này có số lượng người theo dõi không quá cao trên các nền tảng. Tuy nhiên họ vẫn được sự ủng hộ từ nhiều người quan tâm. Số lượng thường là 1000 follower trở lại. Mức giá booking của Nano Influencer cũng rất phải chăng.
Phân theo nền tảng hoạt động
Có nhiều influencer hoạt động trên nhiều nền tảng khác nhau ví dụ: Blog, Youtube, TikTok, Facebook, Instagram, Twitter vv…
Với blog có thể tiếp cận được tệp khách hàng hay sử dụng Google và có thói quen đọc. Dạng nội dung tiếp cận là các bài viết, chia sẻ về chủ đề nhất định.
Hiện tại số lượng lớn các influencer sử dụng các định dạng video để tiếp cận nhanh và nhiều người dùng. Như các hot TikToker, Youtuber sáng tạo các nội dung video để cung cấp cho người xem.
Lý do là thuật toán của những nền tảng này giúp nội dung loan tỏa nhanh và nhiều người xem. Nên dễ dàng tiếp cận nhiều người và chính xác hơn.
Tham khảo:
Viết Blog kiếm tiền – Cách tạo thu nhập hiệu quả tại nhà
Lộ trình xây kênh Youtube từ A – Z cho người mới
Phân theo mức độ người ảnh hưởng
Người nổi tiếng
Những người nổi tiếng như ca sĩ, nghệ sĩ có lượng người theo dõi khủng nên nếu hợp tác sẽ giúp nhãn hàng, doanh nghiệp rất hiệu quả. Tuy nhiên, chi phí sẽ cao hơn rất nhiều so với những influencer khác.
Người chuyên môn
Đây là những người có chuyên môn, hiểu biết sâu trong một ngách cụ thể. Họ có fan hâm mộ riêng và có sức ảnh hưởng đến tệp này. Cũng tùy vào mức độ ảnh hưởng mà chi phí để hợp tác cũng sẽ khác nhau.
Nhưng nhìn chung nếu sản phẩm của bạn là đặc thù và chi phí markeiting nhất định có thể chọn những influencer này.
Cách triển khai chiến dịch Influencer marketing
Bước 1: Xác định mục tiêu
Cần xác định xem mục tiêu chiến dịch của bạn là gì. Các mục tiêu có thể là tăng nhận diện thương hiệu, đẩy doanh số, tăng tương tác vv..
Bước 2: Xác định mục tiêu
Xác đinh tệp khách hàng, đối tượng mà bạn muốn tiếp cận qua Influencer marketing. Có chân dung tệp đối tượng rồi thì mới có thể chọn influencer hợp lý.
Bước 3: Chọn Influencer
Dựa vào các tiêu chí và mục tiêu chiến dịch mà bạn sẽ lựa chọn Influencer phù hợp.
Cần tìm hiểu những Influencer nào đang cung cấp những nội dung trong lĩnh vực của bạn. Đánh giá mức độ tương tác giữa đám đông hâm mộ. Khảo sát mức độ phù hợp của thương hiệu với Influencer.
Bước 4: Liên hệ hợp tác
Liên hệ hợp tác với những influencer phù hợp. Thông nhất về kế hoạch triển khai, mục tiêu và kinh phí cho chiến dịch.
Bước 5: Xây dựng kế hoạch nội dung
Thống nhất với Influencer về kế hoạch nội dung. Đưa ra những nội dung và yêu cần cần thiết để đạt được hiệu quả cuối cùng.
Bước 6: Quản lý và đo lường
Theo dõi tiến độ và quản lý nội dung được đăng tải. Đo lường tương tác và đánh giá về chất lượng tương tác giữa nội dung và tệp đối tượng.
Kết hợp thêm nhiều những công cụ phân tích để có báo cáo số liệu cụ thể từ đó có dữ liệu để đánh giá.
Bước 7: Đánh giá và tối ưu
Dựa vào những dữ liệu có được từ các công cụ phân tích tiến hành đánh giá và tối ưu.
Bước 8: Giữ liên lạc
Sau khi đã xong chiến dịch và tổng kết bạn cũng nên giữ liên lạc với những influencer. Vì trong tương lai có thể sẽ tiếp tục hợp tác và các nội dung của họ cũng liên quan đến ngành của bạn.
Nếu hợp tác lâu dài có thể đàm phán để giảm bớt chi phí. Vì đây là đối tác và cả hai bên cùng có lợi. Bạn đạt được mục tiêu marketing còn influencer tăng thêm sự ảnh hưởng và thu nhập.
Kết luận
Vậy là toctoc.vn đã chia sẻ với bạn về khái niệm Influencer marketing là gì. Và cách để áp dụng chiến lược Influencer marketing hiệu quả. Nếu áp dụng tốt cách này sẽ giúp thương hiệu, sản phẩm của bạn tiếp cận chính xác và nhanh chóng tới tệp khách hàng tiềm năng. Đem lại nhận diện thương hiệu và doanh thu tăng trưởng đột phá.
Xem thêm
Video Marketing là gì? Cách khai thác lợi ích mà xu hướng này mang lại
5 lý do bạn nên xây kênh tiktok ngay kẻo muộn