KOL và KOC là gì? Hai khái niệm này có gì khác nhau và khác nhau như thế nào?
Trong tương lai tiềm năng phát triển của KOL và KOC sẽ ra sao?
Những tiêu chí nào để đánh giá chất lượng của một KOL hay KOC?
Có rất nhiều những câu hỏi xung quanh KOL và KOC và điều gì khiến KOL và KOC giúp bạn gia tăng doanh thu bán hàng hay thương hiệu sản phẩm.
Tất cả sẽ được chia sẻ với bạn trong bài viết này.
KOL và KOC là gì?
Nội dung bài viết
KOL
KOL là một từ viết tắt của Key Opiniion Leader, thuật ngữ này chỉ những người có tầm ảnh hưởng, người nổi tiếng trong một lĩnh vực nào đó mà họ đang hoạt động, chia sẻ.
Bạn cần phân biệt rõ ràng trước hai thuật ngữ chỉ hai nhóm người khác nhau đó là “influencer” và “KOL”. Influencer cũng là những người nổi tiếng nhưng họ chia sẻ về nhiều những chủ đề khác nhau. Khác với KOL là những người nổi tiếng, có tầm ảnh hưởng và chia sẻ về một lĩnh vực chuyên môn mà trong đó họ có chuyên môn, hiểu biết rất sâu hoặc là chuyên gia.
Có thể lấy ví dụ về Influencer như Trần Đặng Đăng Khoa một influencer chia sẻ về những trải nghiệm khi đi xe máy vòng quanh thế giới. Những chủ đề về du lịch, khám phá, sách hay, bí kíp, mẹo… Anh được xếp vào là một influencer vì những nội sung của anh đều có điểm chung là không chuyên sâu vào một lĩnh vực cụ thể.
Một số KOL nổi tiếng như Khánh Vy được biết đến là một người nổi tiếng chuyên chia sẻ về chủ đề học tiếng anh. Sơn Tùng MTP trong lĩnh vực âm nhạc. Chang Makeup một KOL nổi tiếng trong lĩnh vực làm đẹp…
KOC
KOC (Key Opinion Consumer) là thuật ngữ chỉ những người nổi tiếng nhưng khác với các KOL công việc chính của các KOC là review, trải nghiệm những sản phẩm, dịch vụ trong một thị trường nhất định. Sau đó tạo ra những nội dung, thông điệp đánh giá, nhận xét. Giúp cho khách hàng có thêm nhiều những thông tin về sản phẩm. Giải đáp những câu hỏi thắc mắc xung quanh sản phẩm đánh giá.
Sự khác nhau của KOL và KOC
KOL và KOC có cách thức hoạt động, công việc khác nhau. Vậy những điểm khác nhau giữa KOL và KOC là gì hãy cùng điểm qua nhé.
Lượng fan theo dõi
KOL
Nếu so sánh về sự khác nhau rõ rệt thì đầu tiên đó là số lượng người hâm mộ của KOL và KOC.
Vì KOL là người nổi tiếng có tầm ảnh hưởng lớn và dẫn dắt dư luận. Đó là lý do là mà các KOL có số lượng Fan rất đông đảo. Lượng fan theo dõi cũng được chia nhiều cấp bậc từ nhỏ đến lớn. Ví dụ như những KOL nhỏ (KOL nano) có số lượng người quan tâm khoảng từ 1000 – 5000 người. Những KOL khác lớn hơn là trục nghìn người và thậm trí là hàng triệu người.
>> Xem thêm: 12 Cách Tăng Follow TikTok Đơn Giản, Hiệu Quả Nhưng Ít Người Để Ý
KOC
KOC lại không có đặt nặng về vấn đề người theo dõi hay fan. Mấu chốt ở đây đó là nhận được sự tin tưởng của người dùng về những đánh giá, nhận xét sản phẩm, dịch vụ nhiều hơn.
Mục tiêu
KOL: Tăng độ nhận diện thương hiệu, quảng bá
Với số lượng Fan đông đảo thì không dễ hiểu khi các KOL sẽ dễ dàng nhận được những lời để nghị quảng bá sản phẩm, sự kiện từ nhiều nhãn hàng.
Bằng cách lựa chọn chiến thuật này các nhãn hàng sẽ dễ dàng tiếp cận tới lượng khách hàng, người dùng cực lớn. Đẩy nhanh quá trình nhận diện thương hiệu trong cộng đồng
KOC: Thu hút người tiêu dùng, nâng cao doanh số
Sở hữu số lượng fan nhỏ vì thế mà mục tiêu của các KOC cũng sẽ khác. Các KOC sẽ chủ yếu hoạt động nhằm mục đích khảo sát người dùng về những sản phẩm. Nâng cao uy tín, thu hút người tiêu dùng, xây dựng các tệp khách hàng. Với mục tiêu cuối cùng là nâng cao doanh số cho cá nhân hoặc các nhãn hàng đang hợp tác.
Độ tin cậy của khách hàng
Trong thời điểm hiện tại trí thông minh tiêu dùng của khách hàng đã được nâng cao rất nhiều. Khách hàng có thể dễ dàng nhận ra những nội dung quảng cáo, nội dung có thiên hướng nghiêng về ủng hộ nhãn hàng hay là không.
Với các KOL những nhà cung cấp, nhãn hàng, công ty có thể liên hệ trực tiếp để đưa ra những đề nghị quảng cáo, PR cho sản phẩm của chính mình. Vì vậy nhiều nội dung sẽ có thiên hướng quảng bá, đánh giá có lợi cho sản phẩm. Vì thế mà độ tin cậy không được cao và khó thuyết phục được khách hàng.
Còn KOC chính là một khách hàng đã dùng, sử dụng dịch vụ và sau đó đưa ra những nội dung nhận xét của cá nhân. Nên sẽ có độ tin cậy cao hơn.
Đánh giá chất lượng KOC, KOL như thế nào?
Sẽ luôn có những tiêu chuẩn đánh giá để có thể lựa chọn những chiến thuật marketing hợp lý. KOC và KOL cũng có các tiêu chuẩn đánh giá để nắm bắt được chất lượng.
3 Tiêu chí đánh giá một KOC chất lượng
Relevant
Đây là một tiêu chí để đánh giá độ phù hợp của KOC, KOL với lĩnh vực cụ thể. Các KOC sẽ hoạt động trong rất nhiều các lĩnh vực, ngành hàng khác nhau. Tuy nhiên với những lĩnh vực có tần xuất chia sẻ với chuyên môn sâu sẽ có được điểm số Relevant score cao hơn. Thông thường tần xuất hoạt động, chia sẻ phải lớn hơn hoặc bằng 60%. Điểm số này dựa vào những đánh giá đến từ khán giả, người dùng cộng với nhận xét đánh giá từ những nhãn hàng đối tác trên nội dung mà các KOC xây dựng.
Performance
Đây là tiêu chí đánh gía dựa vào những hiệu quả doanh số đem lại từ những nội dung chia sẻ của KOC cho doanh nghiệp. Đây cũng là con số, tiêu chí đánh giá độ tin cậy cũng nhu uy tín của một KOC đối với khách hàng. Từ đó sẽ giúp các nhãn hàng có thể đưa ra những lựa chọn hợp tác chiến lược. Cũng như khách hàng có thể tin tưởng lựa chọn các sản phẩm từ chính KOC giới thiệu.
Growth
Các KOC sẽ được đánh giá rất cao nếu có những sáng tạo về nội dung và không gói gọn trong những thông tin đã có sẵn của sản phẩm. Bên cạnh những thông tin đã có được các nhãn hàng cũng cấp, các KOC có thể sáng tạo, cập nhật thêm những nội dung mới.
5 Tiêu chí đánh giá một KOL chất lượng
Active User Rate
Đây là tiêu chí phản và cho thấy số lượng người theo dõi là thật hay là ảo, người dùng thường xuyên hoạt động trên mạng xã hội của các KOL. Chỉ số Active User Rate càng thấp thì độ tin cậy của KOL đó càng giảm và ngược lại. Với chỉ số này bạn có thể biết được đâu là những KOL có lượng người theo dõi là những người dùng và tương tác thật. Từ đó bước tiếp theo sẽ là lựa chọn những KOL đủ uy tín và phù hợp với nhãn hàng, chiến dịch marketing của mình.
>> Xem thêm: Bí quyết tăng follow facebook hiệu quả trong năm 2022
Relevance Score
Cũng giống như tiêu trí phía trên của một KOC. Tiêu chí này đánh giá sự thích hợp của các KOL về một lĩnh vực nào đó. Các nhãn hàng, tổ chức có thể dựa trên sự đánh giá này để tìm ra những KOL phù hợp với chiến lược quảng bá của mình.
Resonance Score
Chỉ số này sẽ cho bạn biết về mức độ tương đồng của các bình luận với những nội dung mà các KOL chia sẻ. Chỉ số càng cao thì mức độ quan tâm và độ phù hợp của người xem đối với nội dung càng cao. Ngước lại nếu mức Resonance Score càng thấp thì mức độ quan tâm càng thấp. Điều này giúp bạn biết được người xem đang quan tâm đến nội dung như thế nào, tới chủ đề nào để cung cấp. Cũng như có thêm tiêu chí đánh giá một KOL có phù hợp với chiến dịch quảng bá của nhãn hàng không.
Sentiment Score
Đây là chỉ số phản ánh sự tích cực của người dùng đối với các nội dung do KOL chia sẻ. Chỉ số này được đánh giá dựa trên các phản hồi tích cực, tiêu cực, thái độ của người dùng. Tiêu chí này là tiêu chí phản ánh trực quan nhất tới cảm xúc của các follower và rất dễ thay đổi.
Bạn sẽ không hề ngạc nhiên khi những nội dung của bạn nhận lại phản hồi tiêu cực, nếu bạn hợp tác với những KOL nhận điểm Sentiment Score thấp. Và tương tự là những phản hồi tích cực nếu như là những KOL có điểm Sentiment Score cao.
Influence Score
Đây là điểm số tổng được tính toán dựa trên các chỉ số phía trên. Influence Score cho bạn biết về mức độ ảnh hưởng của một KOL trên từng lĩnh vực mà KOL đó hoạt động.
Chỉ số này sẽ là một chỉ số quan trọng để nhãn hàng có cái nhìn tổng quát về độ phù hợp của KOL đó đối với những sản phẩm. Hay độ phù hợp với các tệp khách hàng trong lĩnh vực đang hướng tới.
Tiềm năng của KOC và sự thay thế vị trí của KOLs
Khách hàng trong thời điểm hiện tại đã có những kiến thức nhất định về các vấn đề tiêu dùng và lựa chọn tiêu dùng. Ngày nay khách hàng có rất nhiều những thông tin để tham khảo về sản phẩm trước khi đặt mua.
Vì thế đối với những KOLs có số lượng người quan tâm lớn việc phủ độ nhận diện thương hiệu là rất tốt nhưng chưa đủ. Người dùng, khách hàng cần những đánh giá khách quan hơn về sản phẩm mà họ cần. Khách hàng có nhu cầu đọc những bài viết, xem video review, video đánh giá thực tế từ những người đã sử dụng, trải nghiệm. Thay vì mua hàng sau khi xem những bài quảng cáo về sản phẩm.
Chính vì thế sự xuất hiện của KOC đã làm thõa mãn những nhu cầu đó của khách hàng. Những KOC đem lại những phản ánh rất thực tế, công tâm về sản phẩm mà họ đánh giá. Từ đó có được sự tin tưởng của khách hàng nhiều hơn.
Các nhãn hàng cũng chuyển đổi dần từ hợp tác với các KOLs sang hợp tác với các KOC.
Và đây là những lý do nổi bật mà KOC sẽ dần thay thế KOLs trong tương lai.
Tiết kiệm chi phí
Để đặt vấn đề hợp tác với một KOL sẽ có giá cao hơn là với một KOC vì có số lượng người follow cao hơn. Tuy nhiên về mức độ hiệu quả tính trên doanh số thu về thì chưa thể đưa ra những đánh giá cụ thể.
Hơn nữa một KOC có thể tự đặt hàng để trải nghiệm hoặc nhãn hàng có thể cung cấp sản phẩm để đánh giá. Và các KOC tập trung chủ yếu vào những người đã quan tâm và tin tưởng nên doanh số thu về sẽ cho những đánh giá thực tế nhất.
Tăng doanh thu
Việc tăng doanh thu là không thể bàn cãi. Vì đầu tiên nhãn hàng đã giảm bớt được chi phí book KOC. Hơn nữa KOC đã có những tệp khách hàng tin tưởng và phù hợp với sản phẩm. Các KOC này sẽ tạo nên những nội dung thu hút từ những trải nghiệm thực tế khi sử dụng sản phẩm. Điều này sẽ giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi và mua hàng của các chiến lược bán hàng.
Tăng uy tín với khách hàng
Với những sản phẩm được những KOC có uy tín, có tâm và sản phẩm thực sự chất lượng sẽ nhận được lòng tin từ khách hàng. Lúc này nhãn hàng có thể chăm sóc thêm khách hàng sau mua hàng để xây dựng thiện cảm tốt hơn. Về lâu dài sẽ tăng được uy tín cho cả sản phẩm và cả nhà cung cấp.
Kết luận
Trên đây toctoc.vn đã chia sẻ với bạn những khái niệm về KOL và KOC là gì. Sự khác nhau giữa KOL và KOC, những tiêu chí nào để đánh giá chất lượng giữa hai nhóm người này. Và lý do vì sao KOC sẽ dần thay thế KOLs trong tương lai.
Mong rằng qua bài viết này bạn sẽ nắm được những thông tin hữu ích cho mình.
> Bài viết tham khảo:
-
Bật Mí 11 Cách Kiếm Tiền Trên TikTok Thành Công Bạn Không Nên Bỏ Qua
-
Đây Là Cách Hack Sub Youtube Đơn Giản Để Đạt 1000 Sub Nhanh Chóng