Cạnh tranh về giá là con dai hai lưỡi có thể đứt tay bất cứ khi nào. Nhưng với chiến lược gia tăng giá trị sản phẩm ngay cả khi tăng giá bán thì khách hàng vẫn vui vẻ, nhiệt tình ủng hộ.

Trong kinh doanh khi bạn đã bị rơi vào cuộc chiến về giá và không thể kiếm soát được nó thì rất có thể nó sẽ làm bạn chất dần chết mòn.

Vậy thì giải pháp đó là hãy thêm nhiều giá trị hơn. Hãy làm sao cho ngay cả khi bán đắt mà khách hàng vẫn mua.

Nào cùng toctoc.vn tìm hiểu cơ bản về gia tăng giá trị trong bán hàng là thế nào nhé.

Gia+tăng+giá+trị+sản+phẩm

Vì sao đồ thế giới di động đắt mà vẫn nhiều người mua?

Vì Sao đồ Thế Giới Di động đắt Mà Vẫn Nhiều Người Mua?
Vì Sao đồ Thế Giới Di động đắt Mà Vẫn Nhiều Người Mua?

Bây giờ nếu được hỏi là bạn sẽ mua điện thoại mới ở đâu thì câu trả lời của bạn là gì?

“Thế giới di động” – Có phải bạn sẽ nghĩ đến thương hiệu này đầu tiên?

Ở bên ngoài có rất nhiều hãng bán rẻ hơn tới 2 triệu, 3 triệu mà sao bạn lại không mua?

Vì đơn giản thế giới di động đã làm quá tốt trong khâu bán hàng và gia tăng giá trị sản phẩm. Đó là chưa nói tới những chiến lược truyền thông.

  • Xem thêm:

Hiệu ứng lãng quên trong marketing! Lý do thương hiệu nổi tiếng vẫn chi tiền cho quảng cáo?

Khi mua hàng ở đó bạn sẽ được đón tiếp nồng hậu, tư vấn nhiệt tình, bảo hành máy, có vấn đề gì mang ra hãng là được hỗ trợ ngay…

Đó là cách để họ bán cho bạn giá cao hơn và bạn được phục vụ một cách tốt nhất mà không phải đắn đo quá nhiều.

Nếu mua ở ngoài có thể rẻ hơn khá nhiều nhưng hậu bảo hành có thể sẽ không được như ý.

Tránh khỏi cuộc chiến về giá

Theo một số thông kê có hơn 2/3 doanh nghiệp, chủ shop… đang bị kéo vào cuộc chiến về giá không hồi kết.

Nghĩa là cứ 10 người thì có khoảng 7 người là đang cạnh tranh nhau. Nhưng vấn đề là họ đang chỉ cố giảm giá bán sản phẩm để thu hút khách hàng.

Nên có phân nửa số người kinh doanh lo sợ khi tăng giá sẽ mất khách, mà nếu giảm sâu quá lại không có lãi.

Tránh Khỏi Cuộc Chiến Về Giá
Tránh Khỏi Cuộc Chiến Về Giá

Ví dụ:

Có 10 quán bán rau ngoài chợ thì có 7 hàng là chỉ “lăm le” hạ giá để kiếm khách.

Trong trường hợp này khách hàng sẽ chỉ chọn hàng nào là rẻ nhất nên lại tiếp tục hạ giá bán.

Lúc này nên làm sao tăng thêm giá trị cho khách mua. Ví dụ như nhặt rau sẵn, mua 1 bó thêm 1 củ tỏi, bó hành….

Khi đó khách hàng sẽ nhận thêm được giá trị và tỷ lệ mua sẽ cao hơn.

Câu chuyện xe taxi ghép và gia tăng giá trị sản phẩm

Chuyện là mình có đi xa và cần tìm xe để đến điểm.

Trước đây khi còn nhỏ và chỉ có một số tiền đủ đi lại thì ưu tiên là đi xe khách hoặc bus cho rẻ, có đứng chờ 30 phút cũng cố được.

Nhưng khi đã đi làm cần tiết kiệm thời gian thì mình chọn các loại xe khác như 16 chỗ, taxi, xe khách chạy cao tốc…

Hôm đó tài xế xe taxi ghép nói là cùng một điểm đến với xe bus nhưng giá 70k, nghĩa là đắt hơn 20k so với bus nhưng mình vẫn chọn đi.

Vì thứ nhất là nhanh, thoải mái, an toàn, đưa đón đúng điểm, rẻ hơn khi đi taxi một mình. Đó chính là gia tăng giá trị của sản phẩm để đáp ứng được nhiều nhu cầu của khách hàng mục tiêu hơn.

Tất nhiên là bạn cũng phải biết tệp khách hàng tiềm năng của mình mong muốn điều gì.

>> USP sản phẩm là gì? Bí Mật Triệu Đô trong từng sản phẩm

Vì sao bạn hãy cố gắng tăng giá trị sản phẩm?

Trong một thị trường cạnh tranh và thay đổi liên tục thì bạn cũng phải thay đổi.

Bây giờ khách hàng có quá nhiều lựa chọn hấp dẫn và chất lượng vì thế để cạnh tranh bạn cần phải đưa ra những chiến lược khác ngoài chỉ mỗi giảm giá.

Vì Sao Bạn Hãy Cố Gắng Tăng Giá Trị Sản Phẩm
Vì Sao Bạn Hãy Cố Gắng Tăng Giá Trị Sản Phẩm

Một vài lý do bạn nên tăng giá trị sản phẩm của mình đó là:

Quyền định giá

Khi bạn tăng, giảm giá sản phẩm mà số lượng khách hàng không bị ảnh hưởng thì đây gọi là “quyền định giá”.

Đây là sức mạnh trong một thị trường cạnh tranh.

Ví dụ:

Ngoài chợ 10 người bán một mớ rau 5000đ, bạn bán 7000đ nhưng vẫn nhiều người mua.

Việc tăng giá bán cũng không hề làm giảm đi số lượng khách hàng.

Khi đó bạn đã có quyền được định giá sản phẩm.

Giảm ảnh hưởng chi phí, lạm phát

Khi bạn gia tăng giá trị sản phẩm sẽ bán được nhiều hàng hơn với lợi nhuận tốt hơn.

Vì thế sẽ làm giảm những ảnh hưởng từ chi phí, lạm phát.

Tiền thì mất giá theo thời gian, mà nếu lợi nhuận không tăng mà giảm thì đến lúc nào đó bạn sẽ bị âm luôn.

Đơn giản vì chi phí để mua nguyên vật liệu… cũng sẽ tăng dần. Sẽ cần phải bỏ ra số tiền lớn hơn để mua nguyên vật liệu.

Giúp khách hàng trải nghiệm tốt hơn với nhiều mức độ khác nhau

Tăng giá trị cho sản phẩm chính là cách đưa khách hàng lên những nấc thang giá trị cao hơn.

Càng lên trên thang giá trị họ càng được phục vụ tốt hơn và bạn cũng được trả nhiều tiền hơn.

Ví dụ: Thang giá trị của một phòng khám răng hàm mặt

Kiểm tra răng miễn phí => Lấy cao răng => Hàn răng => Làm trắng răng => Làm răng sứ…

Với mỗi một nấc thang khách hàng sẽ nhận được giá trị cao hơn. Và tất nhiên để nhận được những giá trị này họ sẽ cần bỏ ra nhiều tiền hơn.

Việc gia tăng giá trị cũng giúp làm giảm “độ nhạy cảm về giá” của khách hàng.

Nghĩa là khi bạn tăng giá thì họ vẫn thoải mái và không phải quá đắn đo.

Cũng giống như khi mua quần áo, chỉ cần chủ shop tăng giá thấy giá đắt thì bạn có thể sang hàng khác lựa. Còn khi Iphone ra mẫu mới giá cao hơn thì cũng không vấn đề, ngược lại còn kích thích mua hàng vì nó cho thấy được sự nổi bật, chịu chơi, thể hiện mình, bắt trend chẳng hạn.

Kết luận

Tăng giá trị sản phẩm chính là cách thuyết phục hiệu quả trong kinh doanh. Không chỉ gia tăng về lợi nhuận mà còn cung cấp thêm rất nhiều lợi ích cho khách hàng.

Đây không phải là một mánh kinh doanh mà là các chiến lược xung quanh khách hàng và thỏa mãn khách hàng.

Nếu bạn đang bị lôi vào cuộc chiến về giá hãy thử áp dụng phương pháp này nhé.

  • Xem thêm

Mô hình BCG là gì? 3 Bước ứng dụng BCG trong lập chiến lược

5 Bước Tìm Ra Ý Tưởng Sản Phẩm Kinh Doanh Độc Đáo

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *