Website của bạn sẽ không thể tồn tại nếu thiếu web hosting!
Hơn nữa việc lựa chọn web hosting phù hợp ngay từ giai đoạn đầu cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu suất của website.
Nhưng nếu bạn vẫn chưa nắm tường tận được web hosting là gì thì đầu tiên hãy đi tìm hiểu khái niệm của nó.
Sau đó toctoc.vn sẽ chia sẻ với bạn cách chọn một web hosting sao cho phù hợp nhất và hiệu quả nhất nhé.
Web hosting là gì?
Nội dung bài viết
Web hosting là nơi lưu trữ những tài nguyên, tài liệu, file…trang web của bạn trên trực tuyến, có web hosting thì website của bạn mới xuất hiện được trên internet.
Web hosting tương tự như một ngôi nhà của bạn, trong đó có thể bày các đồ vật, tài liệu, sách vở…mà bạn đang làm. Mỗi khi có ai đó muốn xem nội thất trong nhà có gì thì họ có thể vào và xem.
Web hosting ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng hoạt động ổn định, lưu trữ dữ liệu…trên trang web của bạn.
- Tham khảo: Website là gì? Tại sao bạn nên dùng website?
Vì sao bạn cần phải sử dụng web hosting?
Hosting là một phần không thể thiếu nếu bạn muốn website của mình xuất hiện trên intetnet.
Vì tất cả những gì bạn đăng lên đều cần phải lưu trữ, khi đó người xem vào web mới thấy được nội dung. Không có hosting thì bạn đang bỏ lỡ cực nhiều traffic ngoài kia đó.
Nếu chỉ có mỗi domain thì chắc chắn website sẽ không thể hoạt động được.
Dưới đây là những lý do bạn nên sử dụng web hosting.
Nơi lưu trữ dữ liệu trang web
Web hosting là nơi cung cấp cho bạn những không gian lưu trữ dữ liệu của trang web. Bạn khi tải nội dung lên sẽ được đưa vào những vùng lưu trữ, các dữ liệu có thể ảnh, video, chữ, cơ sở dữ liệu….
Khi người dùng truy cập sẽ được hiển thị những nội dung tương ứng.
Duy trì truy cập 24/7
Vì khả năng lưu trữ mà trang web của bạn có thể xuất hiện 24/7 trên internet, cả khi bạn đang ngủ. Nên nếu có người truy cập họ sẽ vẫn thấy được các nội dung họ cần bất kể thời gian.
Ví dụ : Người xem đọc, xem dữ liệu sau đó mua hàng, mà không cần bạn hiện diện. Quá tuyệt vời!
Trải nghiệm người dùng
Chắc chắn web hosting sẽ giúp gia tăng trải nghiệm người dùng.
Ví dụ, nếu bạn truy cập vào một tên miền mà lại chẳng thấy có nội dung gì thì bạn sẽ cảm thấy bực tức. Hay vào một trang nào đó mà nó tải rất lâu cũng làm bạn mệt mỏi.
Nếu dùng web hosting chất lượng website sẽ xuất hiện 24 giờ trên 7 ngày. Người xem muốn truy cập lúc nào cũng được, tốc độ load nội dung nhanh, không có khó khăn hay chờ đợi nào cho họ. Tất nhiên sẽ cải thiện được trải nghiệm trên trang web.
Bảo mật và sao lưu dữ liệu
Nếu xử dựng máy chủ vật lý bạn sẽ gặp phải khá nhiều khó khăn khi muốn bảo mật và sao lưu dữ liệu. Thay vào đó sử dụng web hosting dữ liệu website được bảo mật cao và sao lưu dữ liệu định kỳ từ nhà cung cấp.
Việc này đảm bảo dữ liệu của web và tránh khỏi các vấn đề tấn công mạng.
Tiết kiệm nguồn lực
Tiết kiệm nguồn lực mà bạn chắc chắn phải quan tâm. Không chỉ đơn giản là tiền kiệm tiền, mà còn thời gian, công sức…
Với web hosting thì máy chủ vật lý chỉ là “hoài niệm xưa”. Bạn chỉ cần đăng ký một gói hosting hợp lý với khả năng và mục tiêu của mình.
Sau đó chuyên tâm vào việc xây dựng, cung cấp nội dung cho website.
Nếu có vấn đề thì có thể liên hệ đội ngũ hỗ trợ bạn sẽ được giải quyết nhanh chóng.
Các loại web hosting phổ biến
Điểm tên một số loại hosting
Trên thị trường có khá nhiều loại hosting với chất lượng và phục vụ cho các mục đích sử dụng khác nhau.
Tùy vào mỗi mục đích, kinh phía của bạn mà có thể chọn loại phù hợp.
Một số loại hosting có thể kể tên như: Shared Hosting, VPS (Virtual Private Server) Hosting, Dedicated Server Hosting (Máy Chủ Riêng), Cloud Hosting, Managed Hosting, WordPress Hosting, E-commerce Hosting…
Dưới đây là một số loại hosting phổ biến cũng như ưu nhược điểm của chúng nhé.
Ưu nhược điểm của các loại Web hosting là gì
STT | Loại | Công dụng | Ưu điểm | Nhược điểm |
1 |
|
Phù hợp cho web cá nhân, blog, tổ chức nhỏ có lưu lượng truy cập thấp | Giá thấp, dễ sử dụng, không cần nhiều kỹ thuật | Hiệu suất dễ bị ảnh hưởng bởi các web khác trên cùng máy chủ |
2 |
VPS (Virtual Private Server) Hosting |
Trang web có lưu lượng truy cập trung bình đến cao | Tài nguyên ảo riêng, hiệu suất cao hơn so với Shared Hosting | Giá cao hơn Shared Hosting và cần kỹ thuật nhiều hơn |
3 |
Dedicated Server Hosting (Máy Chủ Riêng) |
Phục vụ cho website có lượng traffic rất lớn, các ứng dụng web phức tạp | Quyền kiểm soát máy chủ, tài nguyê riêng biệt, hiệu suất cực cao. | Giá cao, yêu cầu kiến thức kỹ thuật cao để quản lý |
4 |
Cloud Hosting |
Linh hoạt, phù hợp với những trang web phát triển nhanh | Dễ dàng mở rộng tài nguyên, sẵn có, trả tiền theo nhu cầu sử dụng | Giá có thể thay đổi dựa vào lượng tài nguyên sử dụng |
5 |
Managed Hosting |
Phù hợp cho những ai không co snhuwngx kỹ năng, kiến thức kỹ thuật. Muốn tập trung vào xây dưng nội dung và bán hàng. |
Nhà cung cấp hỗ trợ quản lý, hỗ trợ kỹ thuật, bảo trì | Giá dịch vụ cao hơn các loại khác |
6 |
WordPress Hosting |
Dành cho những trang web được xây dựng trên nền tảng này | Hiệu suất cao, bảo mật cao, được hỗ trợ chuyên nghiệp | Nếu sử dụng các ứng dụng ngoài nền tảng sẽ bị hạn chế |
7 |
E-commerce Hosting |
Phù hợp với những cửa hàng trực tuyến, sàn, gian hàng điện tử… | Tốc độ tốt, bảo mật cai, hỗ trợ các tính năng bán hàng, thương mại điện tử | Giá thường cao hơn các loại khác |
Các thông số cần quan tâm của Web hosting là gì?
Nếu quyết định mua dịch vụ web hosting bạn cần phải quan tâm đến một số thông số dưới đây.
Điều này sẽ đảm bảo là hosting sẽ phù hợp với như cầu, mục đích của bạn và trang web.
Dung lượng đĩa (Disk Space)
Tùy vào độ lớn và nhu cầu của bạn nên chọn dung lương đĩa phù hợp. Dung lượng đĩa là nơi để lưu trữ tất cả các dữ liệu web, bao gồm hình ảnh, video, cơ sở dữ liệu vv…..
Băng thông (Bandwidth)
Băng thông quyết định đến khối lượng truy cập và tốc độ truyền tải dữ liệu.
Nếu băng thông quá thấp có thể làm chậm quá trình truyền tải dữ liệu ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm người dùng.
RAM
RAM càng lớn thì tốc độ xử lý của máy chủ sẽ nhanh hơn. Từ đó tác động trực tiếp đến tốc độ xử lý, hiệu suất của web.
Hỗ trợ ngôn ngữ lập trình
Cần tìm hiểu xem dịch vụ web hosting hỗ trợ ngôn ngữ lập trình nào.
Ví dụ: PHP, Python, Ruby, hoặc ASP.NET…. tùy thuộc vào nhu cầu của bạn
Cơ sở dữ liệu
TÌm hiểu loại cơ sở dữ liệu mà bạn sẽ được hỗ trợ. Ví dụ như MySQL, PostgreSQL, hoặc SQL Server. Và tiếp đó hãy kiểm tra số lượng cơ sở dữ liệu mà bạn có thể tạo
Hệ điều hành máy chủ
Một số dịch vụ hosting cho phép bạn chọn hệ điều hành cho máy chủ như Linux hoặc Windows. Tùy thuộc vào nhu cầu mà chọn cho hợp lý.
Bảo mật
Bạn phải tìm hiểu và đảm bảo rằng các nhà cung cấp dịch vụ có hỗ trợ các phương pháp bảo mật như SSL, tường lửa, và quét mã độc…
Hỗ trợ kỹ thuật
Nên chọn một nhà cung cấp hỗ trợ nhanh chóng, bảo mật và chuyên nghiệp. Giúp giải quyết nhanh chóng những vấn đề khi phát sinh.
Tìm hiểu cách mà họ sẽ liên hệ với bạn để tối ưu thời gian nhất.
Sao lưu và phục hồi dữ liệu
Nên kiểm tra dịch vụ có hỗ trợ sao lưu dữ liệu và phục hồi dữ liệu khi cần thiết hay không. Đây là phần rất quan trọng bạn nên để ý.
Tùy chọn mở rộng
Nếu có ý định mở rộng website trong tương lai thì nên xem nahf cung cấp có hỗ trợ không.
Ví dụ chuyển từ shared hosting lên VPS hoặc cloud hosting.
Tên miền phụ
Bạn nên kiểm tra xem số lượng tên miền có thể tạo được trên mỗi tên miền.
Addon domain
Kiểm tra tối đa số lượng domain có thể trỏ tới hosting là bao nhiêu.
Số Email đi kèm
Số lượng email kèm theo với hosting là bao nhiêu
Kết luận
Tùy theo mỗi nhu cầu, khả năng tài chính của bạn mà có thể chọn các gói web hosting khác nhau. Mỗi một gói sẽ có những ưu, nhược điểm và phù hợp với quy mô, độ lớn, mục đích khác nhau.
Để chọn được hosting phù hợp bạn có thể tham khảo lại bảng phía trên mình đã liệt kê ra.
Qua bài viết này mình đã chia sẻ với bạn Web hosting là gì. Những loại web hosting nào đang phổ biến và cách chọn sao cho hợp lý với nhu cầu.
Mong bài viết này sẽ có ích với bạn nhé.
Xem thêm
Hướng dẫn cách tăng Traffic web uy tín và hiệu quả
Video có thật sự ảnh hưởng đến kết quả SEO?