Mô hình 3C là gì mà có tầm ảnh hưởng lớn tới chiến lược kinh doanh của nhiều doanh nghiệp như vậy?

Lý do vì sao ngay cả những cá nhân kinh doanh nhỏ cũng nên sử dụng mô hình 3C này?

Nếu bạn đang có câu hỏi tương tự thì hãy cùng toctoc.vn tìm hiểu ngay về mô hình 3C là gì trong bài viết này nhé.

Mô+hình+3c+là+gì?
Mô+hình+3c+là+gì?

Mô hình 3C là gì?

Mô Hình 3c Là Gì?
Mô Hình 3c Là Gì?

Mô hình 3C được viết tắt của 3 từ Customer (Khách hàng), Company (Doanh nghiệp) và Competitor (Đối thủ) được hình thành bởi Kenichi Ohmae một nhà kinh doanh, tác giả, nhà chiến lược kinh doanh người Nhật.

Đây là mô hình quan trọng và được áp dụng để xây dựng những chiến lược tiếp thị, bán hàng. Ngay cả khi bạn mới kinh doanh, hay kinh doanh đã lâu năm cũng có thể áp dụng được mô hình này.

Khi ứng dụng mô hình này bạn sẽ thấy một góc nhìn cận cảnh và tường tận hơn về điểm mạnh, điểm yếu của mình để khai thác mong muốn của khách hàng.

Tiếp theo hãy cùng toctoc.vn phân tích chi tiết mô hình 3C có những yếu tố nào nhé.

Phân tích mô hình 3C trong marketing

Phân Tích Mô Hình 3c Trong Marketing
Phân Tích Mô Hình 3c Trong Marketing

Mô hình 3C xoanh quanh các yếu tố gồm:

  • Khách hàng – Customer
  • Doanh nghiệp – Company
  • Đối thủ – Competitor

Đây là 3 chữ C cơ bản mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần chú ý. Mỗi một chữ C sẽ là một yếu tố quan trọng trong các chiến lược marketing.

Sau đây cùng tìm hiểu chi tiết hơn về mỗi chữ C này nhé.

Customer – Khách hàng

Mọi doanh nghiệp, nhà bán hàng, xây dựng nội dung đều cần phải xoay quanh khách hàng.

Vì đơn giản bạn sẽ không thể kinh doanh thành công nếu thiếu khách hàng được.

Để có những chiến lược marketing thành công ngoài chỉ nghĩ về vấn đề của khách hàng bạn cần làm nhiều hơn thế.

Bạn có thể biết thêm được nhiều điều về khách hàng của mình bằng cách cuộc khảo sát, đánh giá, bình chọn. Những buổi brainstorm với đồng nghiệp để tìm ra những đặc điểm nhân khẩu học hành vi. Hoặc thu thập các dữ liệu đánh giá từ các công cụ phân tích.

Có 4 câu hỏi bạn nên hỏi để tìm ra được khách hàng của mình đó là:

  • Ai?
  • Ở đâu?
  • Mồi thu hút họ là gì?
  • Bạn sẽ mang lại kết quả gì cho họ?

Ví dụ:

Bạn là một người bán chảo chống dính mini thì áp dụng 4 câu hỏi này như sau.

Ai? – Những bà nội chợ, sinh viên, dân công sở… độ tuổi từ 18 tuổi – 54 tuổi.

Ở đâu? – Chợ dân sinh, chợ sinh viên, sàn thương mại điện tử, hội nhóm facebook…

Mồi là gì? – Khuyến mãi giảm giá, đồ tặng kèm, bảo hành…

Bạn sẽ đem lại kết quả gì cho họ? – Khách hàng sở hữu chiếc chảo chống dinh mini tiện lợi, bền, giá rẻ, nhiều mẫu, giao tận nơi…

Ngay ví dụ phía trên bạn cũng đã áp dụng cả tiêu chí lựa chọn ngách, phân khúc thị trường…

Competitor – Đối thủ cạnh tranh

Nếu bạn muốn kinh doanh mà không có đối thủ cạnh tranh thì không khác gì nói bạn sống mà không phải thở.

Đối thủ cạnh tranh là một yếu tố để phát triển mỗi ngày. Ngoài ra bạn cũng có thể học rất nhiều từ họ.

Sẽ có 3 dạng đối thủ chủ yếu:

  • Đối thủ trực tiếp: Họ hoạt động trong lĩnh vực của bạn và cạnh tranh hầu hết với bạn từ sản phẩm, khách hàng, marketing…
  • Đối thủ gián tiếp: Họ có sản phẩm khác bạn nhưng có cùng tệp khách hàng và thị thị trường.
  • Đối thủ tiềm năng: Những đối thủ đang phát triển hoặc chuẩn bị tham gia vào thị trường của bạn.

Từ việc phân tích các đối thủ của mình bạn sẽ tìm ra những “lỗ hổng” cơ hội mà họ chưa có. Tạo ra những USP sản phẩm đặc biệt giúp khách hàng lựa chọn bạn thay vì đối thủ.

Company – Công ty

Yếu tố Company có nghĩa là hiểu chính công ty, doanh nghiệp của bạn.

Bạn cần biết ưu thế, yếu thế của mình trên thị trường để hoạch định được những chiến lược phù hợp với kế hoạch phát triển.

Ví dụ:

Nếu công ty còn non trẻ chưa có nhiều nguồn lực cần triển khai những chiến lược đi sâu vào ngách. Xây dựng cho mình những tệp khách hàng trung thành, chăm sóc chu đáo để biến họ thành người giới thiệu sản phẩm cho công ty.

Áp dụng các chiến lược Inbound Marketing để tối ưu chi phí và tăng chuyển đổi. Xây dựng các kế hoạch nội dung tạo giá trị xung quanh người dùng.

“Biết mình biết ta trăm trận trăm thắng”.

Hiểu rõ vị trí doanh nghiệp để có chiến lược phù hợp với ngân sách, mục tiêu và phát triển lâu dài, hướng đến cạnh tranh thị phần.

Mô hình 3C trong marketing có vai trò như thế nào?

Mô Hình 3c Trong Marketing Có Vai Trò Như Thế Nào?
Mô Hình 3c Trong Marketing Có Vai Trò Như Thế Nào?

Trong marketing mô hình 3C tập trung vào phân tích các yếu tố quan trọng chủ chốt để phát triển.

Xây dựng xoay quanh khách hàng

  • Tập trung mọi chiến lược xung quang khách hàng.
  • Nắm bắt được những nhu cầu, mong muốn, nguyện vọng và tạo ra những sản phẩm đáp ứng

Phát triển xoay quanh công ty

  • Xác định điểm mạnh, điểm yếu, giá trị, mục tiêu của công ty.
  • Thực hiện các chiến lược phát triển phù hợp với quy mô, mục tiêu.

Tập trung đánh giá đối thủ cạnh tranh

  • Phân tích các đối thủ cạnh tranh, thách thức có trong thị trường.
  • Đánh giá xu hướng phát triển thị trường.
  • Tạo ra các chiến lược phù hợp với công ty và biến động thị trường.

Vì thế 3C chính là kim chỉ nam để doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh nhìn nhận thị trường rõ ràng hơn. Nắm bắt được các xu hướng, mối quan tâm của khách hàng.

Đánh giá được sự cạnh tranh, sự phát triển của đối thủ để đưa ra những mục tiêu và chiến lược kinh doanh phù hợp.

Ứng dụng phân tích 3C vào làm nội dung số

Ứng Dụng Phân Tích 3c Vào Làm Nội Dung Số
Ứng Dụng Phân Tích 3c Vào Làm Nội Dung Số

Mô hình 3C này cũng có thể áp dụng khi sản xuất các nội dung số.

Nếu bạn đang muốn xây kênh TikTok, Youtube, Reels hay bất kể nội dung nào trên các nền tảng số thì có thể áp dụng mô hình này.

Customer

Người xem chính là những khách hàng của bạn. Trên các nền tảng mục tiêu cuối cùng chính là tiếp cận được tối đa người dùng và chuyển đổi họ.

Đây chính là một chiến lược marketing của các doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn.

Vẫn là cần phải xác định tệp đối tượng bạn muốn nhắm đến là những ai.

Tiếp theo đó là nghiên cứu những nhu cầu, mối quan tâm của họ để lên kế hoạch xây dựng nội dung.

Company

Doanh nghiệp ở đây chính là bạn, là kênh của bạn.

Kênh của bạn cần đầy đủ những thông tin để người dùng biết được là nội dung kênh nói về chủ đề gì, ai là người sở hữu, có những kênh liên kết khác không.

Nếu là một nhà sáng tạo nội dung số bạn cần đánh giá mình có những điểm mạnh, điểm yếu, có kiến thức gì để chia sẻ cho tệp người xem mục tiêu.

Từ đó sẽ dựa vào những mối quan tâm của họ để sáng tạo các dạng nội dung phù hợp, giá trị.

Đây là các rất hiệu quả để doanh nghiệp, cá nhân xây dựng thương hiệu và tạo uy tín hướng đến mục tiêu đưa người xem vào hành trình khách hàng.

Competition

Đối thủ ở đây có thể hiểu là những nhà sáng tạo nội dung có chung tệp người xem, chung chủ đề.

Bạn có thể tìm hiểu những người dẫn đầu về số lượng người theo dõi xem họ đang xây dựng nội dung như thế nào.

Để đi nhanh hơn và tạo được sự đặc biệt bạn nên chọn ngách nhỏ và khai thác triệt để. Hoặc ít nhất bạn phải làm tốt hơn đối thủ về mặt nội dung.

Phân tích đối thủ cũng là một cách để tìm ra những ý tưởng mới khi bí content

Tạm kết

Trên đây toctoc.vn đã chia sẻ với bạn về khái niệm mô hình 3C là gì.

Mô hình 3C là một trong những mô hình kinh doanh được áp dụng rộng rãi và đem lại hiệu quả.

Mô hình này giúp bạn thấy được tổng quan thị trường, doanh nghiệp, thách thức để đưa ra những chiến lược phát triển phù hợp.

Ngoài ra mô hình 3C cũng có thể áp dụng vào xây dựng hệ thống nội dung trên internet giúp tăng tỷ lệ phủ sóng thương hiệu và tạo tiền đề tăng doanh thu từ chuyển đổi người dùng.

Xem thêm

Mô hình BCG là gì? 3 Bước ứng dụng BCG trong lập chiến lược

Mô hình AIDA là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng

Word Of Mouth Marketing là gì? 7 hình thức marketing truyền miệng hiệu quả

Kinh Doanh Online Tại Nhà Có Dễ Như Bạn Nghĩ?

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *