Mô hình BCG là gì?
Đây là lý do chính khiến mô hình này được sử dụng rộng rãi trong các chiến lược kinh doanh. Mô hình BCG giúp phân tích, đánh giá được vị trí hiện tại của sản phẩm trong thị trường. Giúp doanh nghiệp có những cơ sở đưa ra những kế hoạch kinh doanh hiệu quả.
Vậy hãy cùng toctoc.vn tìm hiểu xem mô hình BCG là gì nhé.
Mô hình BCG là gì?
Nội dung bài viết
Mô hình BCG là gì?
Mô hình BCG hay ma trận BCG là một công cụ để phân tích các sản phẩm, doanh nghiệp kinh doanh dựa trên tỷ lệ tăng trưởng và thị phần thị trường. Từ đó đưa đến những quyết định thay đổi chiến lược để tăng trưởng thị phần hay loại bỏ sản phẩm, thoát khỏi thị trường.
Phân tích ma trận BCG
Ma trận BCG được biểu thị dưới dạng 4 góc phần tư. Với mỗi trục sẽ phân tích các khía cạnh về thị phần và tăng trưởng thị trường.
- Trục hoành: Biểu thị thị phần đang sở hữu trên thị trường
- Trục tung: Biểu thị mức độ tăng trưởng thị trường của sản phẩm
Xem thêm: 16 Chiến lược bán hàng tỷ lệ chuyển đổi cao cực đỉnh
SBU Con Chó (Dog)
Phần tư con chó thể hiện rằng sản phẩm đang có thị phần thấp trong một thị trường phát triển thấp. Sản phẩm này không còn đem về lợi nhuận đáng kể nữa.
Bên cạnh đó nếu không được quản lý tốt thì có thể gây thất thoát nguồn lực.
Giải pháp có thể là thanh lý, định vị lại sản phẩm hoặc thoát ra khỏi sản phẩm này.
SBU Con Bò (Cash Cow)
Sản phẩm nằm trong góc phần tư con bò có đặc điểm là thị phần lớn nhưng tăng trưởng thấp.
Sản phẩm “con bò” tạo ra nguồn tiền đều đặn, lợi nhuận ổn định nên các doanh nghiệp tập trung khai thác lâu nhất có thể.
Để mà nói, sản phẩm con bò tạo ra lợi nhuận cao hơn tốc độ tăng trưởng của thị trường.
Lợi nhuận từ sản phẩm này có thể sử dụng để nuôi các sản phẩm khác như “ngôi sao” có tiềm năng tăng trưởng.
SBU Ngôi Sao (Star)
Sản phẩm ở góc phần tư này có thị trường phát triển mạnh mẽ. Thị phần của sản phẩm cũng đang phát triển lớn và nắm nhiều thị phần.
Những sản phẩm ngôi sao đem lại thu nhập lớn nhưng cần được đầu tư lượng ngân sách lớn để phát triển và mở rộng. Nếu thành công trong tương lai sản phẩm này có thể chuyển sang góc phần tư của “Cash Cows”.
Xem thêm: 5 Lý do bạn phải xây dựng thương hiệu cá nhân
SBU Dấu Hỏi (Question Mark)
Các sản phẩm “dấu hỏi chấm” không chiếm được thị phần lớn trong một thị trường phát triển cao.
Sản phẩm dạng này tăng trưởng nhanh nhưng tiêu tốn nguồn lực khá lớn của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, các sản phẩm này sẽ có xu hướng phát triển thành sản phẩm ngôi sao trong tương lại nếu được phát triển đúng hướng.
Vì thế các sản phẩm này cần được quan tâm chăm sóc thường xuyên, và có thể bị loại bỏ nếu như không thành công.
Ưu nhược điểm của ma trận BCG
Hiểu rõ được ưu nhược điểm của ma trận BCG sẽ giúp bạn áp dụng, phân tích ma trận này cho sản phẩm của mình một cách hiệu quả hơn.
Ưu điểm của ma trận BCG
Mô hình BCG có những ưu điểm
- Dễ sử dụng, dễ hiểu: Ma trận BCG có cấu trúc đơn giản, là một công cụ không quá phức tạp và không đòi hỏi kiến thức sâu về kinh doanh, tài chính
- Trình bày rõ ràng: Giúp thấy được vị trí của sản phẩm kinh doanh trong mô hình tổng quát. Từ đó giúp đưa ra chiến lược quản lý tài sản, phân phối nguồn lực.
- Xác định ưu điểm cạnh tranh: Ma trận BCG giúp cho thấy được tiềm năng phát triển của sản phẩm
- Cung cấp dữ kiện: Giúp đưa ra quyết định liệu có nên tiếp tục đầu tư hay dừng lại với những sản phẩm không có triển vọng
Nhược điểm của ma trận BCG
Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng ma trận có những nhược điểm hạn chế sau:
- Khó phân tích chi tiết: Mô hình BCG tập trung chủ yếu vào hai yếu tố tăng trưởng thị trường và thị phần thị trường. Ngoài ra còn rất nhiều yếu tố khác nhưng lợi nhuận, dòng tiền, chi phí sản xuất, biến động thị trường…Khó phân loại được những sản phẩm nằm giữa các góc phần tư.
- Thiếu dự đoán tương lai: Là một công cụ tĩnh chỉ dựa trên dữ liệu hiện tại không dự đoán được tương lai hay sự thay đổi của thị trường.
- Không phù hợp với đa ngành: Ma trận BCG phù hợp với những thị trường ít biến động, biến động chậm.
- Không đánh giá được mức độ rủi ro: Không cung cấp được mức độ rủi ro liên quan đến sản phẩm, nếu áp dụng cho những ngành phức tạp sẽ khó quản lý rủi ro.
Ý nghĩa của mô hình BCG
Giúp nhìn nhận được vị thế của sản phảm trong thị trường và tiềm năng tăng trưởng. Từ đó, có những chiến lược phát triển mới, tập trung nguồn lực hay giảm nguồn lực.
Ví dụ
Đối với những sản phẩm “ngôi sao” hay “dấu hỏi” sẽ có sự phát triển nhanh chóng vì thế cần đầu tư nguồn lực để phát triển.
Với sản phẩm “bò sữa” nên tập trung nghiên cứu, tìm ra thêm USP sản phẩm, cải tiến để duy trì tốc độ tăng trưởng và lợi nhuận lâu dài.
Những sản phẩm “con chó” cần giảm nguồn lực, xem xét, phân tích liệu có nên đầu tư nữa hay là dừng lại.
Mặc dù ma trận BCG chỉ tập trung vào thị trường và thị phần bỏ qua các yếu tố khác. Hay thiếu đi những dự báo cho tương lai nhưng mô hình này đánh giá tại những thị trường có biến động chậm khá hiệu quả.
3 Bước ứng dụng BCG trong lập chiến lược
Ma trận BCG được ứng dụng khá nhiều trong chiến lược kinh doanh, kế hoạch phát triển của nhiều công ty. Mặc dù còn có nhiều hạn chế, thiếu các dữ liệu phân tích thị trường nhưng đây vẫn là một công cụ đánh giá tốt sản phẩm cho các doanh nghiệp.
Để áp dụng tốt nhất ma trận BCG bạn áp dụng qua 5 bước sau.
Mặc dù tính ứng dụng của ma trận BCG có nhiều hạn chế
Mô hình BCG đã được ứng dụng rộng rãi trong việc xây dựng kế hoạch, chiến lược marketing của các doanh nghiệp. Mặc dù do nhiều hạn chế mà hiện nay phân tích ma trận BCG đã giảm mất tầm quan trọng, nhưng chiến lược BCG vẫn có thể là một công cụ hữu ích nếu được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Chọn sản phẩm
Đây là chủ thể chính để tiến hành phân tích và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả.
Bạn có thể lựa chọn những sản phẩm, ngách sản phẩm, doanh nghiệp, thương hiệu…và coi nó như một sản phẩm để bắt đầu áp dụng BCG.
Bước 2: Thu thập dữ liệu thị trường
Bạn phải thu thập các số liệu phân tích về thị phần của mỗi đơn vị trong thị trường. Thu thập thêm tốc độ tăng trưởng của thị trường tương ứng. Các số liệu này có thể được cung cấp từ các báo cáo tài chính, nghiên cứu, dữ liệu thị trường bên ngoài.
Cũng cần tính thêm thị phần tương đối của sản phẩm. Có thể tính con số này thông qua doanh thu hoặc thị phần. Bằng cách lấy thị phần, doanh thu của bạn chia cho thị phần, doanh thu của đối thủ lớn nhất trong thị trường.
Ví dụ:
Thị phần trong ngành bánh kẹo của bạn là 15%, còn đối thủ lớn nhất là 30% => Thị phần tương đối = 15/30 = 0,5.
Bước 3: Vẽ ma trận BCG
Sau khi đã thu thập đầy đủ những thông tin, số liệu bước tiếp theo là vẽ mã trận BCG. Trục nganh sẽ biểu thị thị phần tương đối (Market Share). Trục dọc sẽ biểu thị tốc độ tăng trưởng thị trường (Market Growth Rate).
Dựa vào những số liệu đã có bạn bắt đầu đặt sản phẩm muốn khảo sát vào từng ô.
- Star (Ngôi sao): Chiếm thị phần lớn, tốc độ tăng trưởng của thị trường cao. Những sản phẩm ở vị trí này có tiềm năng phát triển cần đẩy mạnh đầu tư.
- Cash Cow (Bò tiền): Chiếm thị phần lớn, tăng trưởng chậm. Những sản phẩn này tạo ra lợi nhuận đều đặn. Có thể dùng lợi nhuận của phần này để hỗ trợ các sản phẩm ở phần khác.
- Question Mark (Dấu hỏi): Thị trường tăng trưởng mạnh, thị phần sản phẩm nhỏ. Cần đầu tư thêm nguồn lực để phát triển sang ô phần tư ngôi sao trong tương lai.
- Dog (Chó): Thị phần thấp, tốc độ tăng trưởng thấp. Nên cân nhắc để tiếp tục cải tiến phát triển nếu có tiềm năng hoặc ngừng đầu tư nguồn lực.
Ví dụ về ma trận BCG
Đây sẽ là một ví dụ minh họa,bài tập ma trận BCG cho 4 sản phẩm trong cùng một ngách.
Sản phẩm | Doanh thu | % doanh thu (%) | Thị phần sản phẩm lớn nhất (%) | Thị phần sản phẩm của bạn (%) | Thị phần tương đối | Tốc độ tăng trưởng thị trường |
Sản phẩm 1 | 12 tỷ | 54 | 25 | 25 | 1 | 3 |
Sản phẩm 2 | 8,5 tỷ | 38 | 30 | 5 | 0,17 | 12 |
Sản phẩm 3 | 1 tỷ | 6 | 45 | 30 | 0,6 | 13 |
Sản phẩm 4 | 500 triệu | 2 | 10 | 1 | 0,1 | 15 |
Trục dọc sẽ biểu thị tăng trưởng của thị trường. Trục ngang sẽ biểu thị thị phần của sản phẩm. Bạn sẽ có ma trận BCG cho 4 sản phẩm như hình dưới.
Kết luận
Trên đây toctoc.vn đã chia sẻ với bạn về khái niệm mô hình BCG là gì. Ma trận BCG được áp dụng để làm gì và những ưu nhược điểm của mô hình này khi lập kế hoạch kinh doanh, phân tích sản phẩm.
Mong bài viết sẽ có ích với bạn.
Xem thêm
Referral marketing là gì? 6 hình thức triển khai tối đa hiệu quả
Tại sao bán hàng online không ai mua? Đây là 8 lỗi sai kinh điển
Influencer Marketing là gì? 8 Bước Triển khai Chiến Lược Hiệu Quả