Bí quyết livestream facebook kéo người xem hiệu quả được rút ra từ kinh nghiệm livestream sau nhiều lần thất bại. Những kinh nghiệm này sẽ giúp bạn cải thiện được số người xem live, cán mốc trục, trăm thậm trí ngàn người xem mà bạn vẫn chưa bao giờ đạt được.
Qua bài này bạn sẽ nghiệm lại bản thân và trả lời được câu hỏi tại sao livestream rất nhiều mà vẫn ít người xem trên facebook nhé.
Đưa ra lý do thuyết phục
Nội dung bài viết
Theo một số ước tính một ngày một người dùng internet có thể phải tiếp cận tới hơn 2 triệu thông tin. Vì thế chắc chắn rằng họ rất dễ bị phân tâm bởi nhiều mẩu thông tin khác nhau.
Nên nếu muốn họ để ý đến buổi live thì bạn cần phải đưa ra lý do thuyết phục khiến người dùng phải đứng lại để suy nghĩ.
Hãy đưa ra những mẩu thông báo có nêu ra vấn đề và hứa hẹn giải đáp vấn đề ngay trong buổi live.
Ví dụ: Buổi livestream ngày a/b/c chủ đề: Hành trình chuyển đổi người xem thành khách hàng với quy trình 5 bước.
Sử dụng các yếu tố bất ngờ
Sau khi đã chiếm được sự tò mò của người xem và thu hút họ vào livestream tiếp theo bạn nên đưa ra những yếu tố bất ngờ. “Yếu tố bất ngờ” ở đây sẽ là quà tặng, tài liệu… Đây là cách giữ chân người xem rất hiệu quả.
Hãy chia sẻ slide, hình ảnh kết quả, đúc kết quy trình… liên tục. Điều này khiến cho người xem cảm giác rằng họ đăng được học và nhận được kiến thức, giá trị.
Hứa với người xem đến cuối buổi livestream sẽ có phần quà đặc biệt giúp họ giải quyết vấn đề hoặc nâng cao doanh thu vv… Cách này cũng phụ thuộc vào phần quà bạn sẵn có.
Đặt mục tiêu livestream
Hãy đặt ra những mục tiêu cho buổi live. Cần phải rõ ràng bạn muốn chia sẻ gì và người xem sẽ nhận được gì. Điều này khiến buổi live không bị quá lan man, tập trung.
Ví dụ: Mục tiêu của buổi live là chia sẻ quy trình 5 bước chăm sóc khách hàng chuyển đổi cao.
Hay mục tiêu cung cấp những mẫu quần áo mới nhất cho thu đông.
Bán hàng vượt kỳ vọng
Khi bạn đã tạo đủ nhiễu yếu tốt bất người cho người xem khiến họ ở lại thì cần phải tạo ra những giá trị lớn hơn những điều mà họ mong đợi.
Ví dụ: Bạn bán một sản phẩm số ở cuối chương trình thì trong khi live bạn đã chia sẻ rất nhiều giá trị, cách giải quyết phần nào vấn đề, những phần quà có ích cho người xem vv… Vượt qua kỳ vọng mà người xem muốn đạt được.
5 nhóm người tham gia livestream
Để quản lý tốt buổi live của mình bạn cần hiểu được có bao nhiêu nhóm người khi livestream. Những nhóm người này sẽ tác động khá lớn tới độ tương tác của buổi livestream.
Trong một buổi livestream thông thường sẽ có 5 nhóm người sau.
Nhiệt tình
Nhóm người xem này thường tương tác rất tích cực với buổi live. Họ luôn tương tác lại bất cứ yêu cầu, câu hỏi nào của bạn. Nhóm này giúp buổi live có thêm nhiều năng lượng, tương tác tích cực.
Fan hâm mộ
Nhóm fan hâm mộ này cần thời gian để xây dựng. Họ là những người thấy được và muốn nhận được nhiều giá trị hơn từ bạn. Sau đó dần dần chuyển thành người hâm mộ. Đặc điểm là tỷ lệ vào livestream cao hơn những nhóm người khác vì họ đã hâm mộ bạn rồi.
Nhóm này giúp duy trì số lượng người trong livestream ở con số ổn định.
Nhóm phủ định
Đây là nhóm mà ở đâu cũng có không chỉ riêng livestream. Đặc điểm là luôn tìm những điểm xấu hoặc nêu ra những phản hồi trái triều so với các nhóm trên.
Thông thường số lượng của nhóm này khi tham gia trực tiếp ít hơn các nhóm còn lại. Nhưng cũng có thể gây chút ảnh hưởng cho buổi phát trực tiếp. Lúc này bạn cần xử lý khéo léo.
Đây là nhóm mà mỗi khi live bạn sẽ không thể tránh khỏi. Nên cần có những kịch bản, xử lý tình huống tốt nếu bắt gặp.
Nhóm thờ ơ
Nhóm thờ ơ này ảnh hưởng khá lớn đến độ phân phối của facebook với buổi live. Lý do là vì họ chỉ lướt qua sau đó thoát ra, dẫn đến làm giảm đề xuất của live.
Để khắc phục cần phải có những cách chuyển đổi nhanh nhóm này. Khiến họ tò mò, ở lại xem live lâu hơn và chuyển họ thành các nhóm người xem còn lại.
Nhóm theo đám đông
Đây là nhóm “fomo” theo đám đông. Nhóm này đám đông làm gì thì họ làm theo. Họ không thờ ơ xem qua rồi lướt chỗ khác. Họ không nhiệt tình, chưa phải fan hâm mộ, cũng không phủ định phản bác lại buổi live.
Nhóm này khá dễ tính và làm theo đám đông, bạn cũng nên cố gắng chuyển họ thành các nhóm phía trên thật nhanh.
Tháp tâm lý khi livestream
Tháp tâm lý này cũng biểu thị cấp độ của buổi live đối với những người xem. Bạn nên cố gắng kéo càng nhiều người lên các bậc cao của tháp càng tốt.
Tháp được chia thành các bậc lần lượt từ thấp lên cao là: Ghi nhận, đồng cảm, thưởng thức – tin cậy, ngưỡng mộ, biết ơn.
Ghi nhận
Đây là cấp độ thấp nhất nhưng là điểm bắt đầu. Bạn nên đặt ra mục tiêu cho buổi live là sẽ được ghi nhận điều gì hay không ghi nhận điều gì. Vì có thể những thứ bạn chia sẻ người xem không ghi nhận được hết. Nên cần xác định mục tiêu ghi nhận cốt lõi.
Ví dụ: Bạn livestream chia sẻ về các bán hàng trên tiktok shop hiệu quả. Thì mục tiêu là khiến người xem ghi nhận là bạn đang chia sẻ về vấn đề này, cách để bán được hàng trên tiktok shop ra đơn.
Đồng cảm
Trong khi livestream nên đưa ra những dẫn chứng, câu chuyện của bản thân để tạo điểm chung giữa bạn và người xem. Càng nhiều điểm chung càng dễ đồng cảm. Từ đồng cảm thì họ sẽ dễ dàng tiếp nhận nhiều giá trị hơn và ở lại lâu hơn.
Ví dụ: Chia sẻ lần đầu bán hàng qua tiktok thế nào, cách mà bạn sử lý hàng tồn, cách để làm tăng điểm chất lượng của shop, chạy quảng cáo vv….Nhưng những câu chuyện này phải có thật.
Thưởng thức, tin cậy
Sau khi đã qua giai đoạn đồng cảm người xem sẽ đến giai đoạn tin cậy và muốn nhận được nhiều chia sẻ hơn từ bạn. Trạng thái xem live cũng chuyển sang giai đoạn thưởng thức, nghĩa là họ xem với tâm thế thoải mái, tin cậy người chủ live.
Ngưỡng mộ
Đây là giai đoạn mà họ đã cảm thấy được những chia sẻ của bạn thực sự giá trị. Bạn nên đưa ra những kết quả mà bản thân đã đạt được. Những cách thức đã giúp bạn giải quyết được vấn đề mà nhiều người xem live chưa làm được.
Biết ơn
Đây là tầng cuối cùng trên tháp, tại điểm này người xem cảm thấy họ nhận được giá trị và thấy được vấn đề sẽ được giải quyết hoặc được giải quyết. Tới điểm này thì những buổi live tiếp theo tỷ lệ rất cao là họ sẽ tiếp tục xem.
Trong tầng giai đoạn từ tin cậy tới biết ơn bạn nên có những lời điều hướng sang những buổi chia sẻ tiếp theo nếu có. Nêu rõ rằng người xem sẽ nhận được những giá trị nào tiếp theo, nó ảnh hưởng như thế nào tới họ. Cách này giúp bạn kéo được lượng lớn người xem cũ sang livestream mới vào buổi tiếp theo.
Kết luận
Trên đây là cách để bạn có một buổi livestream facebook hiệu quả nhiều người xem. Dựa vào từng nhóm người xem và tháp tâm lý khi livestream bạn sẽ có được những chiến lược live để giữ chân, tăng đề xuất giúp kéo nhiều người xem livestream hơn.
Điều quan trọng là hãy trao thật nhiều giá trị vượt qua sự mong đợi của người xem.
Xây kênh Facebook hiệu quả hơn với các bài viết dưới đây
Đây là cách để reels lên xu hướng mà ai cũng làm được
Bật mí cách xây dựng group facebook hiệu quả, miễn phí