Lên kế hoạch nội dung cho cả tháng với nhiều dạng nội dung hấp dẫn thu hút, tiếp cận ngàn người xem đơn giản như ăn kẹo?
Nghe thì có vẻ dễ nhưng làm cần có kế hoạch thì với “mượt như dầu gội sunsilk (sân-siu)” được.
Và đây sẽ là bài viết chia sẻ bí quyết xây dựng kế hoạch nội dung Fanpage không bao giờ bí ý tưởng.
Nếu bạn đang gặp phải vấn đề là Fanpage kém phát triển, tiếp cận kém, nặn mãi mới ra content thì đây là bài viết bạn nên đọc.
Bắt đầu thôi!
Xác định chiến dịch
Nội dung bài viết
Để bắt đầu một kế hoạch nội dung Fanpage thì điều đầu tiên là cần phải xác định loại chiến dịch nội dung.
Thông thường khi xây nội dung cho page bạn sẽ nhặt ngay ý tưởng nào đó vụt qua đầu. Hay lang thang trên các mạng xã hội để tìm kiếm ý tưởng cho bài viết trên page.
Nhưng kết quả thường thấy là sẽ bị rơi vào trạng thái bí ý tưởng.
Thay vì tư duy cũ thì việc đầu tiên phải làm là chọn ra loại content sẽ triển khai.
Nói nghe hơi khó hiểu một chút nhưng cụ thể là:
- Phân loại loại content mà bản thân sẽ triển khai
- Mục đích chiến dịch này là gì
Ví dụ: trong một tháng chiến lược của bạn là sẽ áp dụng 4 loại chiến dịch nội dung vào page.
- Các dạng nội dung theo trend (Trending Content)
- Dạng nội dung để định hướng thương hiệu (Branded Content)
- Dạng nội dung có tính tổng quát (Evergreen Content)
-
Dạng nội dung xây dựng thương hiệu cá nhân (Personal Branding Content)
Cũng tùy vào mỗi công ty, tổ chức mà các dạng nội dung sẽ được định nghĩa, triển khai khác nhau. Tuy nhiên, bạn cũng nên tìm hiểu sâu hơn một chút về mỗi dạng content ở trên.
Thêm nữa, cũng nên chia các dạng nội dung ra làm nội dung giai đoạn ngắn (Shorts term) hoặc giai đoạn dài (long term).
Ví dụ:
Shorts term: Thông tin, sự kiện mới trong ngày, những cập nhật mới về nền tảng, thuật toán…
Long term: Những dạng nội dung có giá trị cao, cần thời gian chuẩn bị, theo kế hoạch đề ra. Dạng content này sẽ ngốn khá nhiều thời gian.
Tìm ý tưởng nội dung
Bước tiếp theo sau khi đã phân loại được các chiến lược nội dung đó là tìm ý tưởng.
Câu hỏi là “Làm các nào để tìm ra nguồn ý tưởng nội dung vô hạn?”.
Đầu tiên hãy xét xem bạn đang ưu tiên phân phối nội dung cho những nền tảng nào.
Ví dụ: Mạng xã hội facebook, tiktok sau đó đến Youtube và website.
Thông thường mình sẽ tìm kiếm theo các kênh có cùng chủ đề để tìm ý tưởng áp vào kế hoạch nội dung Fanpage.
Tìm chủ đề trên Facebook
Điều kiện là các kênh này phải lớn, có uy tín, có hoạt động mạnh, tương tác cao giữa người dùng và có nhiều nội dung giá trị.
Ví dụ: Trên facebook về phát triển bản thân, kinh doanh, marketing thì có thể theo dõi các trang như: Trường doanh nhân HBR, Kiến thức kinh tế, CafeF…
Các group lớn như Tâm Sự Con Sen, Brands Vietnam…
Ở đây có rất nhiều những nội dung hay và bạn có thể tìm ra được nhiều ý tưởng hơn.
Đặc điểm của Facebook là thông tin được cập nhật mới nhanh và lan tỏa mạnh. Nên có thể tìm được ý tưởng nhiều, chất lượng xây page.
Tìm kiếm từ Google
Trên thanh tìm kiếm của Google gõ các từ khóa, chủ đề mà bạn đang quan tâm. Google sẽ gợi ý cho bạn nhiều từ khóa và các bài viết liên quan của các website, blog.
Nên theo dõi các website, blog, báo hay, lớn cùng chủ đề.
Bạn sẽ tìm được rất nhiều ý tưởng, cũng như học được cách viết lôi cuốn của họ.
Lọc ra các tiêu đề mà thấy hay, bản thân bị thu hút để nhấn vào. Nhiều khả năng người xem cũng sẽ có cảm giác như bạn. Quan trọng là hãy viết lại theo ý hiểu, cách triển khai, phong cách của bạn.
Tìm kiếm từ Youtube
Youtube là một kênh không thể bỏ qua với số lượng và hàm lượng giá trị nội dung cao.
Tiếp tục theo dõi các kênh Youtube có đối tượng mục tiêu của bạn đăng ký, các dạng nội dung cùng chủ đề.
Nên liệt kê ra 50 kênh lớn, có nội dung nhiều người xem. Tạo danh sách những nội dung đang phổ biến trong các kênh => Nghiên cứu => Chuyển thể thành nội dung page.
Tìm kiếm trên các công cụ khác
Bạn có thể dùng một số các công cụ hỗ trợ tìm kiếm và phân tích ví dụ như: Google Trends, Google News.
Hay trên tiktok có TikTok Ads Creative Center, công cụ này cũng hỗ trợ rất tốt.
Điển hình là Google trend, công cụ này giúp bạn thấy được những trend, các từ khóa đang xu hướng mứng với từng thời điểm.
Ngoài ra thêm các nguồn nội dung khác nữa như: Instagram, Pinterest….
Chọn chủ đề để làm
Sau khi đã “lăn lê” để tìm kiếm những suối nguồn ý tưởng từ biển nội dung dung Facebook, Youtube, TikTok thì tiếp theo sẽ là chọn chủ đề.
Lúc này bạn đã nắm trong tay được danh sách những từ khóa chủ đề “ngon”.
Một mẹo làm nội dung mất ít công sức mà vẫn đạt hiệu quả cao là “xào lại nội dung cũ”.
Nội dung cũ phải đảm bảo là liên quan đến từ khóa chủ đề nào đó và đã hiệu quả.
Ví dụ: Nếu bạn đã làm chủ đề “10 cách kiếm tiền trên Facebook” thì giờ chuyển thành “10 cách kiếm tiền trên Youtube”.
Nghe đơn giản nhưng cách này giúp tiết kiệm thời gian cực nhiều so với việc tìm và làm nội dung mới.
Nếu là người thích sáng tạo và không muốn làm những nội dung cũ bạn có thể bắt tay ngay làm những nội dung đã liệt kê được.
Có thể trộn các nội dung với nhau để ra các nội dung mới. Lúc này sẽ có thêm nhiều lựa chọn để đăng lên page.
Nhưng cuối bước này bạn vẫn cần phải phân loại xem chúng thoại loại nội dung nào.
Rồi áp vào từng chiến dịch, từng thời điểm để đạt mục đích đề ra.
Triển khai
Để quản lý nội dung được tốt bạn cần lên kế hoạch phù hợp với nguồn lực của mình.
Nếu là người quản lý thì bạn nên phân phối theo loại chiến dịch content cho nhân sự của mình.
Như các loại chiến dịch mình đã liệt kê ở bên trên, lúc này mỗi một nhân sự sẽ đảm nhiệm một loại content. Tất cả những nội dung của tuyến này sẽ do một người phụ trách.
Dễ dàng quản lý nhưng người đảm nhiệm sẽ bị chán vì làm một loại nội dung nhiều lần.
Hoặc nếu bạn muốn tăng khả năng sáng tọa của mỗi cá nhân thì họ thích dạng nào cho làm dạng ấy. Làm nội dung mà mỗi cá nhân thích thì dễ sáng tạo hơn, không nhàm chán nhưng lại khó quản lý hơn.
Nếu quản lý nội dung theo cách này thì bạn cần phải phân loại và đánh giá lại hiệu quả nội dung.
Nếu một mình quản lý và làm nội dung thì bạn cứ lần lượt theo các bước trên.
Quan trọng là hãy tập trung 80% sức lực và tệp 20% kết quả.
Nghĩa là hãy giành nhiều thời gian để nghiên cứu nội dung cho 20% khách hàng tiềm năng.
Bên cạnh đó là đa dạng kênh phân phối để tiếp cận được nhiều khách hàng hơn.
Đánh giá, đúc kết kinh nghiệm
Khi đã phân phối nội dung theo kế hoạch bạn cần ngồi lại và phân tích kết quả.
Đúc rút ra kinh nghiệm của mình xem dạng nội dung nào là hiệu quả. Tìm ra những insight khách hàng, hành vi tương tự để có cái gốc làm các dạng nội dung về sau.
Trên đây cũng là những đúc kết của mình về cách phát triển, lên kế hoạch nội dung cho một fanpage. Nếu bạn thấy hay hãy để lại bình luận của mình nhé.